10 XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ MỚI TRONG NGÀNH DU LỊCH 2019

10 XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ MỚI TRONG NGÀNH DU LỊCH 2019

Theo nghiên cứu của ADI (Adobe Digital Insights) về thị trường ngành du lịch, trong việc đăng ký tour, có đến 41% doanh nghiệp và 60% hình thức du lịch giải trí được thực hiện trực tuyến. 

Do đó ngành du lịch toàn cầu phải đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi người làm dịch vụ không chỉ đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách trực tiếp mà còn thông qua các website để bắt kịp với sự phát triển của công nghệ. Để có được những lợi thế hơn so với đối thủ, những nhà kinh doanh du lịch cần điều chỉnh cách tiếp cận của mình, theo kịp xu hướng công nghệ du lịch cùng với việc cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm du lịch hoàn hảo và độc đáo. 

 —-

  1. CÁ NHÂN HÓA – ƯU TIÊN HÀNG ĐẦU TRONG SỐ CÁC XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ DU LỊCH

Ngày nay, gần 90% những du khách trên thế giới cảm thấy rằng chưa thỏa mãn với hành trình du lịch của mình. Một cuộc thăm dò ý kiến đã cho thấy khách hàng mong muốn nhận được nhiều giá trị hơn và trông chờ vào những điều đặc biệt. Họ đánh giá cao những trải nghiệm độc đáo trong khi di chuyển, bất kể đó là một kỳ nghỉ hay một chuyến công tác. Trên thực tế, cá nhân hóa đã trở thành ưu tiên hàng đầu trong số các xu hướng trong ngành du lịch hiện đại.

Một vài đơn vị du lịch đã bắt đầu giới thiệu các dịch vụ tùy chỉnh theo ý muốn và được cá nhân hóa cho từng khách hàng của họ. Chẳng hạn, Delta Flights đã cung cấp tài khoản nhắn tin dành riêng cho khách hàng nhằm đưa ra những lợi ích độc quyền cho từng nhóm đối tượng. Thêm vào đó, gần đây hãng này cũng cho các tiếp viên hàng không của mình sử dụng một thiết bị mới có tên Guest Service Tool. Thiết bị cho phép các dịch vụ được áp dụng một cách cá nhân hóa bao gồm nhận diện, hỗ trợ hay thậm chí là cung cấp thông tin chuyến bay kế tiếp…

Hơn thế nữa, công ty sẽ ra mắt các trang web dành riêng cho từng nhóm khách hàng. Họ sẽ cấp cho khách du lịch quyền truy cập vào một tài khoản cá nhân, trong đó có chứa tất cả các thông tin ưu đãi đặc biệt của hãng hàng không dành cho những khách hàng thân thiết nhất.

Để nổi bật trong thị trường dịch vụ du lịch hiện đại, bên cạnh những giá trị vốn có, các đơn vị cần hướng đến việc thỏa mãn những nhu cầu riêng biệt của từng khách hàng. Tuy nhiên, sẽ là thách thức lớn trong việc nắm bắt các dữ liệu cần thiết mà không vi phạm các nguyên tắc riêng tư cá nhân. Hơn thế nữa, cá nhân hóa đòi hỏi sự tinh tế, nhiệt tình và các giải pháp công nghệ từ nhà cung cấp dịch vụ nếu muốn theo kịp các xu hướng du lịch mới nhất.

  1. CÔNG NGHỆ NHẬN DIỆN – MỘT TIỀM NĂNG LỚN CHO NGÀNH DU LỊCH

Công nghệ nhận dạng cao bao gồm nhận dạng khuôn mặt, vân tay, quét võng mạc và các phương pháp nhận dạng sinh trắc học khác. Công nghệ này đã được ra mắt trước đây và đã được triển khai trong một số lĩnh vực, chủ yếu với mục đích xác thực, bảo mật hoặc thực thi pháp luật. Công nghệ nhận dạng, đặc biệt là nhận diện khuôn mặt, có tiềm năng lớn cho ngành công nghiệp du lịch.

Mục đích chính của việc ứng dụng công nghệ này vào lĩnh vực là thu thập dữ liệu và xác định tính cách của khách du lịch. Nó cho phép những nhà kinh doanh du lịch cung cấp cho khách hàng các dịch vụ được cá nhân hóa, nhận ưu đãi khi trở thành khách hàng thân thiết và cấp cho họ quyền truy cập vào các dịch vụ liên quan. Nó có thể là dịch vụ tập gym hoặc sử dụng  hồ bơi, khách sạn, phòng chờ doanh nhân hay bất cứ điều gì đó khác.

Một mục đích thiết yếu khác của công nghệ nhận dạng là bảo mật. Nhận dạng khuôn mặt của khách du lịch có lý lịch xấu có thể giúp các nhân viên cảnh giác và sẵn sàng thực hiện các biện pháp khi cần thiết.

Cuối cùng, công nghệ này đặc biệt thú vị vì khả năng giảm tải nhiều quy trình thanh toán. Nó cho phép các thủ tục trở nên nhanh chóng hơn và giảm rắc rối. Đồng thời, nó có thể tự động xem xét tất cả các ưu đãi, chương trình áp dụng cho khách hàng thân thiết hoặc mã giảm giá cho các khách hàng cụ thể.

  1. ROBOT – SỰ HỮU ÍCH CỦA MÁY MÓC TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN

Công nghệ robot cho phép máy móc thực hiện nhiều hoạt động với các hình thức khác nhau, từ các hoạt động mang tính vật lý đến các hoạt động đòi hỏi khả năng nhận thức (AI).

Hiện nay, ngành du lịch đang bước đầu áp dụng các công nghệ robot, điều này là do những thay đổi rõ rệt trong thói quen của khách du lịch. Hầu hết du khách thể hiện nhu cầu ngày càng tăng đối với các cơ chế tự phục vụ. Từ đó thúc đẩy các khách sạn, công ty du lịch hay cả những doanh nghiệp liên quan khác sử dụng robot thông minh một cách rộng rãi trong nhiều hoạt động của họ.

Từ lâu, ngành hàng không hay các sân bay đã có thể sử dụng robot để phát hiện các vũ khí ẩn giấu và một số vật phẩm bị cấm khác. Tương tự, bạn cũng có thể đã gặp những trường hợp hành lý thông minh đã tự đi theo, hỗ trợ chủ nhân và thậm chí còn có khả năng liên lạc với bộ phận hỗ trợ du lịch tại nơi mà bạn đến. Nó sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn đồng thời thu thập các thông tin quan trọng về sở thích du lịch của bạn.

Tuy nhiên, nền tảng tốt nhất cho ứng dụng robot vẫn là ngành công nghiệp khách sạn. Tại đây, nó có thể gặp gỡ và chào hỏi du khách, thực hiện các thủ tục nhận và trả phòng, giao hành lý cho các phòng, dẫn khách xem xung quanh, thực hiện các dịch vụ phòng và hướng dẫn khách, cung cấp hỗ trợ thông tin cùng rất nhiều chức năng khác. 

Cuối cùng, không còn nghi ngờ gì nữa, robot luôn có những lợi thế nhất định so với khả năng của con người như tính nhất quán, độ chính xác cao hơn và khả năng làm việc 24/7/365 cũng như không cần nghỉ lễ hay tiền lương. Bên cạnh đó, vẫn có những trường hợp, robot không thể đối phó với các tình huống không lường trước được hoặc do thiếu tính cảm thông, cảm xúc, cái mà vốn dĩ con người luôn làm tốt hơn máy móc.Ngoài ra, chi phí ban đầu và bảo trì của chúng là rất cao. 

  1. ĐẶT PHÒNG TRỰC TIẾP – DỊCH VỤ LUÔN TĂNG TRƯỞNG LIÊN TỤC

Năm 2018, doanh thu dịch vụ đặt phòng trực tuyến dành cho du lịch vượt ngưỡng 92,5 triệu

USD. Các chuyên gia đã dự đoán việc mở rộng phạm vi ngành du lịch hướng đến công nghệ kỹ thuật số và sự tăng trưởng của nó có thể lên tới 11,5 nghìn tỷ trong thập kỷ tiếp theo.

Ở thời điểm hiện tại, hơn 57% trong tất cả các lượt đặt phòng trong lĩnh vực du lịch được thực hiện trực tuyến bao gồm: nơi ở, chuyến bay, tour du lịch hay bất kì các hoạt động liên quan đến du lịch, hành trình khác. Cho đến nay, khách du lịch luôn mong muốn có cơ hội để xem xét, lựa chọn dịch vụ một cách dễ dàng đồng thời cũng đáp ứng được nhu cầu, sở thích của họ và giao dịch qua website là một giải pháp tuyệt vời.

Là một đại lý của công ty du lịch, bạn có thể cho phép khách hàng của mình được lựa chọn và đặt tour du lịch qua website. Là một hãng hàng không, bạn cho phép họ đặt chỗ, mua và nhận lịch trình trực tuyến. Và nếu là một chủ khách sạn, tất nhiên bạn cũng có thể cung cấp cho du khách khả năng đặt phòng và yêu cầu thêm tiện nghi thông qua trang web của mình.

Tóm lại, khi cho phép đặt phòng và lựa chọn dịch vụ trực tuyến, bạn sẽ có nhiều cơ hội thu hút khách hàng hơn. Các dịch vụ trực tuyến không chỉ giải quyết các vấn đề của người dùng mà còn giúp các nhà cung cấp dịch vụ dễ dàng tiếp cận hơn với khách hàng.

  1. ỨNG DỤNG DI ĐỘNG – XU HƯỚNG  KỸ THUẬT SỐ DỄ DÀNG THỰC THI NHẤT

Theo quan sát ngành du lịch những năm gần đây, một nửa trong số hoạt động đặt phòng trực tuyến được thực hiện trên điện thoại di động. Trên thực tế, xu hướng kỹ thuật số này là dễ dàng áp dụng nhất trong ngành công nghiệp du lịch.

Các ứng dụng trên di động không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các thủ tục đặt phòng mà còn có thể kết hợp giữa việc đặt phòng với IoT (Internet of Things – mạng lưới các thiết bị kết nối internet). Kết hợp với công nghệ beacon giúp xác định vị trí, ứng dụng có thể điều chỉnh hoạt động của các thiết bị sao cho phù hợp nhất với sở thích và nhu cầu của người dùng. Ví dụ bạn có thể kéo mở rèm; bật tắt TV, loa, camera,… tự động điều chỉnh âm thanh, ánh sáng theo chuyển động vị trí của người dùng. 

Tuy nhiên, công nghệ này không phải là không có nhược điểm. Cụ thể, việc thiết lập cơ chế cho các thiết bị như tắt mở đèn là rất mất thời gian để đảm bảo chúng hoạt động trơn tru và ổn định. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị lộ những thông tin riêng tư như bị nghe lén một cuộc trò chuyện, xem trộm camera an ninh hay của smartTV…

MEME MARKETING – KHI TIẾNG CƯỜI TRỞ THÀNH TIẾNG NÓI CỦA THƯƠNG HIỆU

MEME MARKETING – KHI TIẾNG CƯỜI TRỞ THÀNH TIẾNG NÓI CỦA THƯƠNG HIỆU

January 20, 2024

Từ mục đích mua vui thông thường, Meme đã trở thành xu hướng marketing, được thương mại hoá để tiếp cận khách hàng và được ngày càng nhiều doanh nghiệp ưa chuộng! Vậy Meme Marketing là gì? Việc áp dụng Meme Marketing có những lợi

GAMIFICATION – MÔ HÌNH  “TRÒ CHƠI HÓA” TRONG CHIẾN LƯỢC TIẾP THỊ THỜI ĐẠI MỚI

GAMIFICATION – MÔ HÌNH “TRÒ CHƠI HÓA” TRONG CHIẾN LƯỢC TIẾP THỊ THỜI ĐẠI MỚI

November 7, 2023

Tận dụng những lợi thế của thời đại số, ngày càng nhiều các tiến bộ kỹ thuật được các doanh nghiệp ứng dụng vào Marketing nhằm gia tăng trải nghiệm của khách hàng và đảm bảo mục tiêu phát triển doanh số. Gamification là một

KHÁM PHÁ SỰ NĂNG ĐỘNG 2023: CẤT BƯỚC

KHÁM PHÁ SỰ NĂNG ĐỘNG 2023: CẤT BƯỚC

October 20, 2023

Đặt chân vào cánh cổng Đại học đồng nghĩa với việc ta phải đối diện với nhiều thay đổi và vô số những “ngã rẽ”. Đứng trước vô vàn sự lựa chọn như thế khiến bản thân dần mất phương hướng và do dự để

Share on facebook
Share on email
Share on linkedin
Shopping Basket