AUDIO MARKETING – ÂM THANH NHỎ TẠO NÊN ẢNH HƯỞNG LỚN

Thời đại cách mạng công nghệ 4.0 – khi mà thị trường marketing chuyển biến không ngừng và trở thành một nhân tố không thể thiếu trong thành công của thương hiệu, không khó để chúng ta bắt gặp những hình ảnh quảng cáo xuất hiện tràn lan khắp mọi nơi, với đa dạng hình thức như hình ảnh, video, văn bản,… Một bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp là làm sao để có thể thu hút được khách hàng tiềm năng của mình giữa một thị trường quảng cáo đang dần bão hòa ngoài kia? Và Audio Marketing – chiến lược tấn công khách hàng bằng thính giác đã xuất hiện và mở ra cho doanh nghiệp một lối đi mới – dễ dàng và tiềm năng hơn – để doanh nghiệp có thể truyền tải những thông điệp của mình một cách trọn vẹn nhất. Vậy Audio Marketing là gì? Tiềm năng và những giá trị nào mà chiến lược này đã, đang và sẽ mang lại cho các thương hiệu? Hãy cùng Margroup khám phá ngay xu hướng Marketing độc đáo trong bài viết này nhé!

KHI MARKETING BẰNG THÍNH GIÁC LÊN NGÔI

Chiến lược tiếp thị bằng âm thanh – Audio Marketing là một hình thức marketing sử dụng nội dung âm thanh thay vì nội dung bằng văn bản hay hình ảnh để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu. Hình thức marketing này ra đời và phát triển dựa trên xu hướng tiêu thụ các nội dung âm thanh (audio content) như nghe nhạc, podcast,.. của người trẻ. Theo một báo cáo của BeyondWords (2022), có đến 74% người nghe sử dụng âm thanh trong suốt hoạt động hằng ngày của họ.  Nắm bắt được nhịp sống hối hả của khách hàng, cùng với bối cảnh thị trường marketing đang dần trở nên bão hòa bởi những quảng cáo hình ảnh trực quan, chiến lược tiếp thị bằng thính giác – Audio Marketing xuất hiện như một điểm sáng giúp doanh nghiệp trở mình giữa “đại đương đỏ”.

 

 

Một vài loại hình phổ biến của Audio Marketing có thể kể đến Audio Advertising, Audio Branding và Podcasts & Audiobook. Đầu tiên, và cũng là hình thức tiếp thị phổ biến nhất – Audio Advertising (Audio Ads). Đây là một hình thức Advertising (Ads) sử dụng âm thanh để truyền tải các thông điệp quảng cáo của mình. Một hình thức đầy độc đáo nữa là Audio Branding (Sonic Branding). Các doanh nghiệp sẽ xây dựng và phát triển những âm thanh mang tính đặc trưng cho sản phẩm hay thương hiệu với mục đích củng cố và gia tăng mức độ nhận diện – gợi nhớ về thương hiệu. Những điển hình thường gặp của Audio Branding: Brand Voice – Giọng nói thương hiệu, Sound Logo – Biểu trưng âm thanh, Brand Song – Bài hát của thương hiệu,… Và cuối cùng, một hình thức không còn gì xa lạ với thế hệ gen Z – Podcasts & Audiobook – chuỗi các tập tin âm thanh được thu âm trực tiếp bởi lời nói – lời kể chuyện của diễn giả. Podcast thường là nơi mà các diễn giả, người nổi tiếng sẽ chia sẻ những câu chuyện, những thông tin giáo dục có ích hay những buổi talkshow, những cuộc phỏng vấn chuyên sâu. Audiobook (sách nói) là loại sách có nội dung được chuyển từ dạng văn bản thô in trên giấy sang dạng âm thanh thông qua giọng đọc mang tính truyền cảm của con người, qua đó giúp người nghe cảm thụ sâu hơn nội dung cuốn sách mình muốn đọc.

THANH ÂM CHẠM TAI, CÔNG CỤ MARKETING LỢI HẠI

Với đa dạng sự lựa chọn cùng một xu thế đang lên, Audio Marketing là một trợ thủ không thể thiếu trong chiến lược quảng bá của nhãn hàng. Có thể nói, Audio Marketing là cánh tay phải của các nhãn hàng trong việc tăng mức độ nhận diện thương hiệu. Các nhà thần kinh học đã chứng minh não bộ cũng phản ứng lại với âm thanh nhanh hơn gấp 100 lần so với hình ảnh. Những đặc tính này mở ra cơ hội cho các nhãn hàng định vị thương hiệu của mình bởi khách hàng sẽ ghi nhớ tốt hơn những đặc điểm nhận diện như tên thương hiệu hay thông điệp khi được truyền tải qua giọng đọc hoặc có kèm theo âm nhạc. Heineken với quảng cáo đình đám “Quando, Quando”, Shopee với giai điệu “Cùng shop pi pi pi…”, hay những thông điệp qua giọng đọc như Vinamilk với “Sữa tươi nguyên chất 100%”,… là những minh chứng cho thấy khả năng ghi nhớ của khách hàng với những hiệu ứng âm thanh khác nhau.

 

 

Bên cạnh đó, Audio Marketing có thể tác động lên cảm xúc và ảnh hưởng quyết định mua hàng. Không phải tự nhiên mà quán cà phê thường mở những ca khúc nhẹ nhàng còn đa số những cửa hàng giày thể thao thường bật những giai điệu sôi động khỏe khoắn. Âm thanh có khả năng ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta bởi nó khơi gợi cảm xúc hoặc những ký ức liên quan đến trải nghiệm nghe trước đó. Chính vì vậy, chúng ta có những phản ứng khác nhau với từng loại âm thanh; chẳng hạn như cùng là âm lượng lớn nhưng âm thanh từ dụng cụ bếp khiến khách hàng từ chối mua sản phẩm còn âm thanh động cơ ô tô hay xe máy thì lại nhận được phản ứng tích cực dẫn đến quyết định mua xe. 

Ngoài ra, xu hướng tiêu thụ nội dung âm thanh của chúng ta ngày càng tăng mở ra nhiều cơ hội tiếp cận với khách hàng một cách hiệu quả. Theo báo cáo từ Adtima tại Việt Nam, 78% người dùng sử dụng điện thoại để nghe nhạc và 68% người dùng vừa nghe nhạc vừa đồng thời làm những công việc khác. Đây là tín hiệu cho thấy các nhãn hàng có thể tiếp cận được với lượng lớn khách hàng một cách dễ dàng bằng cách tận dụng những khoảnh khắc không màn hình (Screenless moments). Hơn thế nữa, so sánh với hình thức quảng cáo phổ biến là Video Ads thì Audio Marketing có nhiều lựa chọn giúp nhãn hàng tiết kiệm chi phí. Khoản đầu tư cho một Audio Ad dài tối đa 30 giây hay một Podcast với phí thu âm là chủ yếu sẽ không nhiều như việc đầu tư vào kịch bản, diễn viên, sản xuất hậu kỳ và phí phát sóng cho một TVC quảng cáo thông thường.    

PODCAST –  ÂM THANH XƯNG VƯƠNG THỜI ĐẠI SỐ 

Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2004 dưới cái tên “Podcasting”, Podcast là một định nghĩa được hợp thành bởi hai từ “iPod” và “broadcast”. Podcast – hay netcast – ban đầu được dùng bởi người dùng Apple để chỉ các chương trình phát sóng trên nền tảng trực tuyến, thông qua dịch vụ Itunes của Apple. Năm 2005, từ khóa “podcast” chính thức được từ điển Oxford công nhận là từ khóa của năm. Đây là một hình thức on-demand (theo nhu cầu) cho phép người nghe có thể tự do lựa chọn nghe podcast bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu và có thể tua đi tua lại tuỳ thích. Theo thống kê của Statista vào đầu năm 2022: ước tính đến hết 2022, số lượng người dùng Podcast chiếm hơn ⅕ số lượng người dùng Internet toàn thế giới (424 triệu người).

 

 

Vậy điều gì làm cho hình thức âm thanh số này lại trở thành một xu hướng của Marketing? Đầu tiên, phải kể đến sự tăng trưởng mạnh mẽ của công nghệ thời đại chuyển đổi số. Sự phát triển không ngừng này đã ảnh hưởng đến thói quen tiếp cận và tiêu thụ nội dung của người dùng trên toàn thế giới. Cộng với làn sóng thoái trào của những đài phát thanh (radio) hay báo giấy truyền thống, con người bắt đầu có xu hướng tìm đến một thứ mới thay thế – tiện lợi và dễ dàng mang theo hơn. Thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0, thời gian và áp lực của con người ngày càng gia tăng. Chúng ta bắt đầu có xu hướng chạy đua với thời gian – 24 giờ/ngày dường như quá ít ỏi – dẫn đến tình trạng con người không còn muốn dùng quá nhiều thời gian quý báu của mình để đọc những bài báo với hàng tá nội dung dày đặc hay những hình ảnh, video xuất hiện tràn lan mọi nơi. Tất cả những yếu tố đó đã vô tình tạo ra một sân chơi tiềm năng cho Audio Content. Cuối cùng, cũng là làn sóng thúc đẩy Podcast đạt tới cao trào, chính là lối sống chữa lành của người trẻ – hệ quả của Covid-19: khi những vấn đề về sức khỏe tinh thần trở thành từ khóa nóng hổi. Podcast chính là một kênh có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin có ích hay các cuộc nói chuyện, những câu chuyện truyền cảm hứng về lối sống lành mạnh và tiếp thêm động lực cho người nghe.

AUDIO MARKETING – THÁCH THỨC VƯỢT QUA, NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Một thách thức chủ yếu của doanh nghiệp khi thực hiện Audio Marketing là những cản trở trong việc truyền tải trọn vẹn và sâu sắc những thông điệp của nhãn hàng khi thiếu đi sự minh họa bằng hình ảnh. Marketer cần có những giải pháp phù hợp để khắc phục hạn chế trên và đạt được hiệu quả tối ưu. Trước hết, marketer phải tìm hiểu về thói quen tiêu thụ nội dung âm thanh của nhóm khách hàng mục tiêu, từ đó triển khai chiến dịch Audio Marketing với định dạng âm thanh, nền tảng, thời gian và địa điểm phù hợp để tiếp cận một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về sở thích, cá tính, hành động của khách hàng nhằm tạo nên âm thanh phù hợp với bối cảnh và trạng thái của người nghe cũng vô cùng quan trọng trong việc tạo nên một trải nghiệm cá nhân hóa. 

 

 

Thông điệp của sản phẩm hay dịch vụ phải được truyền tải một cách rõ ràng, gãy gọn và súc tích, đồng thời lồng ghép những từ khóa có liên hệ đến nhãn hàng kèm theo một chút yếu tố dí dỏm để tăng hiệu quả tiếp nhận và ghi nhớ thông tin của khách hàng. Marketer cũng cần tạo sự liên kết chặt chẽ giữa thông điệp quảng cáo với yếu tố âm nhạc (giai điệu, lời nhạc, âm lượng) và giọng đọc (phát âm, ngữ điệu) để khắc họa rõ nét tính cách thương hiệu và khơi gợi cảm xúc của người nghe. Ngoài ra, marketer cần xác định vai trò của nội dung âm thanh trong chiến dịch tiếp thị của mình để đưa ra cách triển khai hiệu quả, đồng thời linh động phối hợp nhiều loại hình marketing khác nhau như audio video advertising hay display banner, cộng hưởng nhiều kênh truyền thông với sự nhất quán về thông điệp để tăng mức độ nhận diện thương hiệu.

Lời kết

Sự thay đổi trong xu hướng tiêu thụ nội dung âm thanh của người dùng và những năng lực lợi hại của âm thanh đã khiến Audio Marketing trở thành một loại hình tiếp thị tiềm năng. Nhờ đó, bằng cách cập nhật kiến thức và ứng dụng một cách thông minh, các nhãn hàng đã có thêm một trở thủ trong việc tiếp cận khách hàng và gia tăng nhận thức thương hiệu. Liệu âm thanh có giữ vững được vị thế của mình trong thời đại số ngày nay? Hãy chia sẻ với Margroup góc nhìn của bạn về xu hướng tiếp thị bằng âm thanh này nhé!

Biên tập: Tuyết Nhi, Nguyên Hân

Thiết kế: Trúc Quyên

Nguồn: BeyondWords, Statista, Adtima

/HTTT/ JobsGO – Việc làm tìm đến bạn

/HTTT/ JobsGO – Việc làm tìm đến bạn

November 4, 2024

JobsGO - Kênh thông tin tuyển dụng và việc làm dành cho mọi Doanh nghiệp và Ứng viên lần đầu ra ra mắt ứng dụng việc làm trên di động vào năm 2017 và đạt được cột mốc với hơn 1 triệu người dùng chỉ

THE BODY SHOP VÀ HÀNH TRÌNH TRỞ THÀNH ĐẾ CHẾ “XANH”

THE BODY SHOP VÀ HÀNH TRÌNH TRỞ THÀNH ĐẾ CHẾ “XANH”

August 21, 2024

Đứng trước sự cạnh tranh không ngừng nghỉ của vô vàn các ông lớn trong lĩnh vực làm đẹp, The Body Shop vẫn giữ vững “ngôi vương” trên thị trường này. Với mong muốn được song hành cùng tinh thần vì cộng đồng và môi

CHIẾN LƯỢC “BACK TO BASICS” VÀ CUỘC LỘT XÁC NGOẠN MỤC CỦA OATLY

CHIẾN LƯỢC “BACK TO BASICS” VÀ CUỘC LỘT XÁC NGOẠN MỤC CỦA OATLY

August 8, 2024

Đi ngược lại với số đông, giữa những xu hướng xây dựng thương hiệu hào nhoáng và phức tạp, Oatly chọn cho mình lối đi riêng với chiến lược “Back To Basics” quay trở về với cội nguồn, với những điều “giản đơn” mà đầy

Share on facebook
Share on email
Share on linkedin
Shopping Basket