Bài này mình review về 2 khoá học Hands-on Marketing và Digital Platform Management ở AIM Academy. Mình sẽ chia sẻ những lý do đi học, đồng thời kiến thức mình đã học được là gì và cảm nhận về khóa học tại AIM.
Nếu bạn hỏi mình “Có nên học marketing hoặc digital ở AIM Academy hay không?” Đối với mình hoàn toàn xứng đáng để dành thời gian, tiền bạc cho các khóa học marketing ngắn hạn này.
Là một sinh viên, ban đầu mình đi học với mục tiêu cụ thể: Học kiến thức marketing dành cho người chưa có kinh nghiệm, kiến thức áp dụng thực chiến và mở rộng quan hệ. Và mình sẽ chia sẻ về 3 lý do tạo động lực để mình đi học.
3 LÝ DO ĐỂ MÌNH TÌM MỘT KHÓA HỌC DIGITAL MARKETING
- Nhu cầu tuyển digital marketing cao: các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh nhau về sản phẩm/dịch vụ mà họ còn chạy đua trên truyền thông. Gần như, phòng marketing – đặc biệt digital marketing là bộ phận không thể thiếu.
- Digital marketing luôn sôi động: một thông điệp về sản phẩm mới hay một chương trình khuyến mãi có thể tiếp cận ngay tức thì tới công chúng và nhận được sự tương tác đa chiều.
- Mở rộng network sau khóa học Digital Marketing: các khoá học tạo ra môi trường cho các học viên và giảng viên được trò chuyện, thảo luận về các khúc mắc trong công việc, từ đó, mở ra cơ hội việc làm hoặc sự tương trợ lẫn nhau trong tương lai.
Tuy nhiên, trước khi học một khóa chuyên về digital thì mình tham gia khóa Hands-on Marketing – khóa học hệ thống các kiến thức marketing cho sinh viên và người trái ngành, cùng những case study áp dụng trong thực tế.
NHỮNG NỘI DUNG MÌNH ẤN TƯỢNG TRONG KHOÁ HỌC HANDS-ON MARKETING
Ngoài các kiến thức marketing nền tảng, khóa học còn bổ sung 2 nội dung rất hay là trade marketing và digital marketing.
Với mục tiêu từ đầu nên học phần digital marketing khiến mình ấn tượng nhất còn những học phần khác vẫn thú vị và hữu ích, các bạn có thể tham khảo nội dung khóa học tại đây.
Trước khi học, mình chỉ hiểu mơ hồ về digital, kiểu nó là mấy bài post chạy ads trên Facebook. Nhưng sau khi học, mình mới hiểu một cách bài bản và tổng thể về ưu điểm của digital so với marketing truyền thống.
Phương thức:
Digital không phải phụ thuộc nhiều vào các đối tác truyền thông. Còn marketing truyền thống phụ thuộc vào các phương tiện truyền thông đại chúng (TV; OOH…). Phương thức khác nhau nên dẫn đến chi phí khác nhau.
Chi phí:
Digital có lợi thế là kiểm soát và tối ưu chi phí quảng cáo trên các công cụ như: Facebook Ads; Google Ads. Do đó chi phí tương đối thấp nhưng nó vẫn đem lại hiệu quả. Còn marketing truyền thống ngược lại nhưng nó vẫn mang đến mục tiêu thu hút được lượng lớn khách hàng.
Khách hàng:
Với digital, hoàn toàn có thể lựa chọn và xác định rõ khách hàng tiềm năng trong chiến dịch. Còn marketing truyền thống chỉ lựa chọn một nhóm khách hàng cụ thể.
Khi mình được giảng viên làm rõ khái niệm thì mình dễ dàng vẽ ra bản đồ hành trình mua hàng trên digital. Từ bản đồ đó, mình được biết có 3 kênh chính trên digital (paid – owned – earned) và từng kênh sẽ có các nền tảng như (tìm kiếm (search), mạng xã hội (social), hiển thị (display), video…)
Sau khóa học, mình đã tò mò và muốn đào sâu về digital marketing. Trùng hợp khi phần tốt nghiệp cuối khoá của nhóm mình trở thành 1 trong 2 nhóm xuất sắc. Và AIM Academy đã dành phần quà “giảm 15% học phí khóa học tiếp theo” cho nhóm mình. Với món quà đó, mình đã đăng ký ngay khóa học tiếp theo là Digital Platform Management.
KHÓA HỌC DIGITAL PLATFORM MANAGEMENT GIÚP MÌNH ĐÀO SÂU VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ THỰC THI
Kiến thức nền tảng từ lớp Hands-on Marketing đã tạo tiền đề chắc chắn khi mình học lớp tiếp theo. Mình đã được đào sâu vào:
Chiến lược media và chiến thuật media:
Buổi đầu của khóa học, mình được hiểu và phân biệt về khái niệm chiến lược (Strategy) – xác định các mục tiêu dài hạn và rõ ràng tạo ra sự thúc đẩy toàn diện. Còn chiến thuật (Tactics) là sử dụng các nguồn lực cụ thể để đạt được các mục tiêu được xác định từ trước.
Quy trình hoạch định media:
Để hoạch định media plan hiệu quả, mình đã nắm trong tay 4 yếu tố quan trọng như: Chiến thuật lựa chọn kênh; Định dạng quảng cáo; Chiến thuật xác định khách hàng tiềm năng và Chiến thuật Buying (ví dụ: để cân đối chi phí thì có thể kế hợp CPD và CPM từ đó đảm bảo 60% độ reach ở mỗi nền tảng) – một ví dụ từ giảng viên để giải thích về yếu tố thứ
Làm quen với các chỉ số chủ đạo (Key metrics):
Mình vốn là sinh viên kinh tế nên đọc và hiểu các con số lại là điểm mạnh của mình. Do đó, một rừng số (CPD; CPC; CPM; CPV và CPQL…) trong buying, chúng không làm mình sợ mà còn giúp mình giải thích thắc mắc về “tính hiệu quả của chiến dịch quảng cáo”. Để từ đó, mình sẽ có kế hoạch tối ưu hóa quảng cáo.
Tóm lại, Khóa học Digital Platform Management đã giúp mình hiểu hơn về một chiến dịch quảng cáo cần có 4 yếu tố quan trọng như trên và thấu hiểu các chỉ số đo lường sự hiệu quả của chiến dịch.
Ba phần trên là những gì mình đã cô đọng sau khi học. Phần còn lại, bạn tham khảo nội dung chi tiết tại đây nhé.
CUỐI CÙNG, MÌNH CHIA SẺ VỀ ĐIỂM NỔI BẬT VÀ ĐIỂM HẠN CHẾ CỦA 2 KHOÁ HỌC
Điểm nổi bật:
- Từng bước trong kế hoạch marketing đều có quy trình rõ ràng và thực tế được cung cấp từ giảng viên.
- Phân nửa thời gian khóa học giảng viên sẽ đặt câu hỏi thảo luận và tranh luận cùng học viên để làm rõ các khái niệm vừa học.
- Bài thuyết trình cuối khoá cho mình trải nghiệm làm việc nhóm, phân tích đối thủ, phân tích thương hiệu, đưa ra idea và thực thi.
Điểm hạn chế:
- Các ví dụ về quảng cáo quá quen thuộc, mình nghĩ một phần là các quảng cáo đó kinh điển và hình mẫu.
- Thời gian còn giới hạn vì các học phần ở lớp Hands-on khó và mình cần nhiều thời gian để ngấm và hiểu. Các bạn có thể chuẩn bị bài trước buổi học và lên lớp đặt câu hỏi với giảng viên.
Cuối cùng, mình đã cho các bạn biết cảm nhận về 2 khoá học ở AIM Academy, mình đã học – áp dụng được kiến thức nào? Điểm mạnh và điểm hạn chế của khoá học là gì? Nếu các bạn cũng có nhu cầu giống mình và đang tìm hiểu một khóa chuyên sâu về marketing và communication thì hãy đến AIM Academy nhé!