C1- CUSTOMER SOLUTION
Nếu như chữ P đầu tiên là sản phẩm thì tương ứng với nó ở góc nhìn người tiêu dùng sẽ là nhu cầu của khách hàng. Ở đây có nghĩa rằng khi sản xuất ra một sản phẩm mới nào đó thì phải quan tâm đến yêu cầu của khách hàng. Nói cách khác là sản phẩm phải xuất phát từ nhu cầu mong muốn được đáp ứng của khách hàng. Để từ đó khi mà sản phẩm được tung ra sẽ được chào đón một cách “ nồng nhiệt”.
C2 – CUSTOMER COST
Tương ứng với P2-Price (Giá) chính là Customer Cost (Chi phí của khách hàng). Giá của sản phẩm nên được nhìn nhận bao trùm hơn là chi phí của khách hàng phải bỏ ra để có được một món đồ nào đó. Nó sẽ bao gồm cả chi phí sử dụng, vận hành, hay thậm chí là huỷ bỏ sản phẩm. Nhiều người đắn đo chưa mua ô tô không phải vì giá sản phẩm cao mà vì chi phí sử dụng quá cao (xăng dầu, phụ tùng, bảo dưỡng, bãi đỗ, tài xế…). Trong bối cảnh đó, các loại xe tiết kiệm nhiên liệu, phụ tùng rẻ và dễ dàng thay thế sẽ là một giải pháp tốt hơn cả.
C3 – CONVENIENCE
Cho dù chiến dịch quảng cáo có đặc sắc hấp dẫn đi chăng nữa nhưng khách hàng gặp nhiều khó khăn để mua hàng thì đó cũng là thất bại. Chữ P-Place (phân phối) phải đi đôi với sự thuận tiện trong việc mua bán sản phẩm. Điển hình của sự thuận tiện phải kể đến mạng lưới máy ATM của các ngân hàng. Ngân hàng nào có nhiều máy, bố trí nhiều nơi, máy ít bị trục trặc khi rút tiền, ngân hàng đó sẽ càng có nhiều khách hàng mở thẻ.
C4 – COMMUNICATION
Nếu như các chiến lược khuyến mãi, truyền thông nó chỉ một chiều không có sự giao tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng thì khó để thành công. Nó phải có trao đổi qua lại từ đó khách hàng sẽ cảm thấy không nhàm chán và có thể thu hút mọi người tới chiến dịch mà các nhãn hàng tung ra. Các doanh nghiệp phải thể hiện được sự lắng nghe thấu hiểu nhu cầu của khách hàng như một con người thực thụ.
Chắc hẳn các bạn cũng đã hình dung ra được mô hình 4C như thế nào rồi phải không? Bốn chữ P sẽ không thật sự trọn vẹn cho chiến dịch Marketing mà còn cần đến 4C, nhìn nhận từ góc nhìn khách hàng.