Cốt lõi chính yếu tạo ra những hoạt động Marketing chất lượng, đánh đúng vào tâm trí khách hàng là việc phân tích, nghiên cứu kỹ càng những yếu tố liên quan nhằm xác định đúng đắn insight của khách hàng để có thể đưa ra những chiến dịch thật sự hiệu quả. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra ở đây là những Marketers đã lựa chọn những mô hình nào để áp dụng cho việc tìm tòi này, liệu rằng mô hình 3C có còn quan trọng khi mà thực tế có rất nhiều tác động, và nhiều mô hình được đề cử? Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn ở bài viết ngay bên dưới nào!
MÔ HÌNH 3C LÀ GÌ? – CÁC YẾU TỐ TRONG MÔ HÌNH
Mô hình 3C là một trong những mô hình được phát triển bởi nhà hoạch định chiến lược kinh doanh và cả doanh nghiệp Kenichi Ohmae nhằm đưa ra các đánh giá sự thành công dựa trên góc nhìn của các yếu tố liên quan.
Mô hình này nói rằng thành công của các doanh nghiệp được hình thành từ các thành tố:
Customers (Khách hàng)
Kenichi Ohmae nhận định rằng khách hàng là yếu tố cơ bản quyết định rằng doanh nghiệp có thật sự hoạt động hiệu quả hay không? Bởi vậy dù công ty hoạt động ở bất cứ ngành hàng nào thì điều tiên quyết chính là phải mang lại giá trị cho khách hàng, khi mà đã đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu của họ thì việc lợi nhuận cũng như lợi ích của công ty sẽ ngày càng tăng cao từ đó thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư đến với công ty. Điều đó cũng có nghĩa là bản thân doanh nghiệp cần phải quan tâm xác đáng để công tác tối ưu hóa các phân khúc khách hàng phải thật sự đạt được kết quả mong muốn.
Việc xác định đúng phân khúc khách hàng mục tiêu sẽ làm cho doanh nghiệp tối ưu hóa được nguồn lực giảm thiểu những lãng phí không cần thiết. Xác định được đúng khách hàng mục tiêu thì sẽ tập trung được nguồn lực cho sáng tạo chiến lược hiệu quả thu hút, độc đáo đánh đúng tâm lý của khách hàng mang lại thành công cho doanh nghiệp cùng với đó sẽ thúc đẩy doanh số tăng nâng cao lợi nhuận. Từ đây, những Marketers sẽ xem xét đánh giá, phân tích để có được những Campaign với những chi tiết đặt để thật sự ấn tượng để có thể thống lĩnh được tâm trí của khách hàng.
Khi muốn tiến xa hơn trong bất kì một thị trường nào thì buộc doanh nghiệp phải tiến hành đào sâu, tìm hiểu khách hàng thật sự tốt. Nếu như bản thân thương hiệu muốn được công nhận trên một môi trường mà đã có sẵn kẻ thống lĩnh thì họ có nguy cơ rất cao trở thành “người đến sau” và thật sự tệ hơn khi không có được điều khác biệt để có thể tạo ra dấu ấn riêng của bản thân dẫn đến thất bại. Họ chỉ thật sự tồn tại khi có một hướng đi tốt nhất để định vị bản thân trên thị trường, giải quyết được bài toán “đến sau nhưng không có nghĩa là ở sau”. Một chiến lược tốt có thể là đi ngược lại với xu hướng chung của thị trường hoặc tìm được đúng những điều còn chưa được giải tỏa của khách hàng để tìm ra được giải pháp thỏa mãn chúng. Cả hai hướng này đều buộc doanh nghiệp phải có một nguồn lực tốt, những sáng tạo độc đáo và sẵn sàng chấp nhận những rủi ro xảy ra.
Competitors ( Đối thủ cạnh tranh)
Bất kì điều gì tồn tại và phát triển đều có những khó khăn và cản trở trên đường. Một công ty hoạt động như thế nào đều cần phải tìm hiểu và xác định xem đối thủ của mình
- Họ là ai, có những điểm mạnh thế nào và những khuyết điểm của họ ở đâu ?
- Những mục tiêu khách hàng của họ ở đâu, định vị thương hiệu của họ là gì?
- Các công dụng tính năng, mức giá, kênh truyền thông quảng bá họ đang sử dụng?
- Cũng như trong vị trí của họ trong lòng khách hàng như thế nào?
Khi và chỉ khi có thể phân tích đúng đắn được các câu hỏi đó thì công ty mới có khả năng tạo ra một hướng đi thật sự chất lượng để “đối đầu” với những yếu thế của đối thủ tránh được việc lấy “châu chấu đá xe”. Điều đó cũng có nghĩa là doanh nghiệp cũng hiểu được điểm khác biệt giữa mình và đối thủ đề ra được một kế sách định vị và phát triển hiệu quả trên thị trường để chiếm được lợi thế cạnh tranh tối ưu nhất.
Company (Công ty)
Nếu đã hiểu rõ được đối thủ của mình là ai nhưng không xác định được bản thân của mình ở đâu, có những lợi thế gì thì cũng khó lòng mà công ty đạt được thành công trên thị trường. Chắc chắn rằng khi đã phân tích được điểm mạnh là gì thì cần phải bắt tay vào phát huy liền nhưng phải mang lại hiệu quả nghĩa là phải kết nối được với 2 thành tố customers (khách hàng) và competitors ( đối thủ cạnh tranh). Chính xác hơn là những giá trị mà công ty có thể mang lại cho khách hàng, những điều gì mà thật tâm khách hàng còn mong muốn nhưng chưa được phát hiện, những giá trị mà công ty có thể lan tỏa với cộng đồng, những thế mạnh của công ty để trở thành quyết định hàng đầu của khách hàng khi suy nghĩ, chiếm được vị trí lợi thế trong cuộc đua khắc nghiệt định vị của thị trường.
TẠI SAO LẠI NÓI MÔ HÌNH 3C QUAN TRỌNG VỚI MARKETING?
Mô hình này quan trọng với vì nó đánh giá được thực tiễn khách quan các yếu tố cơ bản nhưng lại có vai trò vô cùng quyết định sự thành công của các campaign quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp. Từ những kết quả phân tích của mô hình thì các Marketing Client sẽ biết được những gì mà thương hiệu cần để có được công nhận trong “cuộc chiến thị trường” còn Agency Marketing thì sẽ biết rằng họ cần làm gì để giải được đề bài từ các Client của mình từ việc đào sâu được insight của khách hàng, từ đó tạo ra được những content Marketing chất lượng, những TVC quảng bá thú vị, KOLs và Influencers đúng đắn mang lại kết quả……Thêm nữa, mô hình còn cho thấy được sự liên kết của 3 yếu tố quan trọng nhất để đạt được thành công.
Biên tập: Hồng Ngân
Thiết kế: Thùy Linh
Nguồn tham khảo: https://blog.tomorrowmarketers.org/phan-tich-kinh-doanh-theo-mo-hinh-3c-ban-da-biet-chua/