Ngắm nghía CV của một Digital Marketers

Trong thời đại kỷ nguyên công nghệ mới cùng sự bùng nổ của mạng Internet, Digital Marketing càng trở nên phổ biến và đóng vai trò quan trọng với bất kỳ một doanh nghiệp, tổ chức nào. Từ đó, nhu cầu về nguồn nhân lực của ngành này cũng tăng lên đáng kể, là một trong những “ngành hot nhất” hiện nay.

Vậy Digital Marketing là ngành gì? Bạn cần có những yếu tố và khả năng nào để trở thành một Digital Marketer thực thụ? Hãy cùng nhau vén màn bí ẩn về chiếc CV của một Digital Marketing Executive thông qua bài viết sau đây nhé!

TÓM LƯỢC

Digital Marketing là công việc gì?

Bạn có thể thấy thuật ngữ này gồm 2 phần: Marketing và Digital. Hiểu một cách đơn giản là làm marketing trong môi trường kỹ thuật số.

Công việc của các Digital Marketer thường là tiếp cận khách hàng, xây dựng nhận diện về thương hiệu và quảng bá sản phẩm & dịch vụ bằng cách sử dụng các kênh kỹ thuật số.

Vũ khí của bạn là:

MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP

Lộ trình phát triển của một digital như thế nào? Và bắt đầu từ đâu?

Nhìn hình trên bạn có thấy hoảng không?

Bạn có 3 kênh chính: Paid (Trả phí) – Owned (Sở hữu) – Earned (Lan truyền). Mục đích của kiểu kết hợp này là tối ưu khâu phân phối nội dung của chiến dịch marketing kỹ thuật số. Tùy theo chiến lược của công ty, thương hiệu, bạn chọn sử dụng 1 trong 3, hoặc kết hợp 2-3 kênh. Mỗi kênh lại có vô vàn những công cụ khác nhau. Là một chiến binh Digital Marketer, bạn phải biết cách sử dụng những loại “vũ khí” đó.

Chọn cho mình 1 kênh/công cụ để “đeo bám” lấy nó

Digital Marketing hết sức rộng lớn. Khi mới bắt đầu, bạn nên tìm hiểu tổng quan về tất cả các kênh và hiểu mục đích của kênh đó là gì.

Sau đó bạn có thể tập trung vào phát triển 1 mảng, 1 kênh hoặc 1 công cụ (chẳng hạn như Social, SEO, Content…), nhưng đồng thời cũng cần quan tâm đến những mảng khác để biết cách phối hợp chúng.

Một số mảng chính mà bạn có thể chọn và hướng phát triển

  • Mảng SEO: Nhiệm vụ chính là tối ưu nội dung, website, ở level cao thường hướng đến SEO leader, quản trị hệ thống, trang web.
  • Mảng Social Media: Tiếp cận và tương tác với khách hàng thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram… Sau một thời gian vững chuyên môn bạn có thể tiến đến làm thương hiệu, thực hiện các campaign mang tính sáng tạo.
  • Mảng Ads: Bao gồm chạy quảng cáo Facebook, Google, Zalo… Nhóm này tập trung vào kỹ thuật và mục tiêu tăng doanh số.
  • Mảng Content: Là những người tạo ra nội dung tiếp thị. 
  • Mảng phân tích, Tracking: Công việc của nhóm này là theo dõi, đo lường, phân tích với mục đích là tối ưu hóa quảng cáo và trải nghiệm của người dùng.
  • Một số mảng khác: Email Marketing (tiếp thị bằng thư điện tử), Affiliate Marketing (tiếp thị thông qua liên kết)…

Phối hợp giữa các mảng là như thế nào? Chẳng hạn như Content biết về SEO để tạo ra nội dung on-top Google, chạy Ads và Tracking có liên quan với nhau để tối ưu được quảng cáo…

Sau khi đã thành thạo 1 mảng rồi thì sao?

Khi đã vững trong 1 kênh/1 công cụ và nắm được những mảng liên quan, bạn có 2 hướng để theo: Đi dọc hay đi ngang. Mà đi dọc với đi ngang là như thế nào? Hãy thử đọc bài viết Yêu Digital Marketing thì bắt đầu từ đâu để có được hướng phát triển đúng cho bản thân nhé.

HỌC VẤN

Hiện nay một số trường đại học tại Việt Nam đã có đào tạo chuyên ngành Digital Marketing nhưng chưa nhiều. Nếu bạn học ngành Marketing, các ngành về kinh tế, truyền thông thì vẫn rất phù hợp để “dấn thân” vào nghề này.

Còn nếu bạn không có bằng cấp gì hay học một ngành không liên quan thì sao? Thật ra bằng cấp không phải là vấn đề gì ghê gớm trong các ngành Marketing nói chung. Nhưng bạn nên đi làm để có kinh nghiệm, đồng thời học thêm các khóa đào tạo ngắn hạn về Marketing hoặc Digital.

KINH NGHIỆM

Khi mới bắt đầu vào nghề, bạn có thể chọn thực tập hay làm việc ở client hoặc agency để phát triển về mảng chuyên môn của mình. Sau một thời gian đã tích lũy đủ kỹ năng và kinh nghiệm mà không muốn tiếp tục theo 2 hướng trên, bạn có những lựa chọn khác như là freelancer, thành lập và làm chủ một agency nhỏ, v.v…

Ngoài ra, các bạn sinh viên cũng có thể chinh chiến ở các cuộc thi về Marketing như CMO Think And Action để va chạm với những thách thức của ngành marketing, giao lưu, học hỏi từ những người bạn hay anh chị trong nghề. Hoặc bạn cũng có thể tham gia các khóa học ngắn hạn về Digital để lấy thêm nhiều kinh nghiệm thực tế hay ý tưởng để áp dụng vào cho công việc sau này.

KĨ NĂNG

Như đã nói ở trên, Digital Marketing là một ngành rất rộng và bao gồm rất nhiều mảng, và mỗi mảng lại yêu cầu những kỹ năng khác nhau. Chẳng hạn như:

  • Người chạy Ads hay phân tích, tracking cần có tư duy về số, khả năng phân tích và đánh giá số liệu, nhạy với công nghệ, thao tác máy tính nhanh.
  • Người làm Social Media phải có khả năng sáng tạo, nắm bắt xu hướng và thị hiếu, có thể phát triển nội dung và thiết kế.
  • Làm SEO thì dành cả thanh xuân để nghiên cứu từ khóa, đánh giá, lựa chọn, định hướng content cho website….

Tuy nhiên, dù là làm ở vị trí nào, bạn cũng cần có những kiến thức cơ bản về Marketing. Vì dù bạn sử dụng kênh nào, công cụ nào thì mục đích cuối cùng vẫn là làm Marketing.

CHỨNG CHỈ

Bên cạnh các chứng chỉ tiếng Anh và Tin học cơ bản, sẽ là một điểm cộng với nhà tuyển dụng nếu bạn được trang bị những chứng chỉ về Marketing nói chung hay Digital Marketing nói riêng.

Sau khi soi xét “xào nấu” một chiếc CV của Digital Marketer thì ông bạn này cũng không còn quá bí ẩn nữa đúng không? Nếu bạn thấy những gạch đầu dòng trên phù hợp với mình thì cứ mạnh dạn thử và theo đuổi, hay gạch đầu dòng nào mình còn trống thì tìm cách lấp đầy vào nhé.

Bạn đã sẵn sàng chọn cho mình “vũ khí” và trở thành một “chiến binh” digital chưa?

Đọc thêm: Phân tích dữ liệu Facebook Ads hiệu quả

Nếu đã lên tinh thần, sẵn sàng để “dấn thân” nhưng chưa tự tin vào khả năng cũng như kiến thức nền tảng về Digital, cụ thể là về Facebook Marketing, bạn có thể cân nhắc tìm hiểu về khóa học Bài Học Nhập Môn Quảng Cáo Facebook tại AIM Academy.  Với sự dẫn dắt bởi những “tay chạy Ads kì cựu” đến từ các Performance Agency hàng đầu, bạn sẽ nắm trọn bộ kỹ năng cũng như tư duy chạy Ads thành thạo thôi! Tìm hiểu ngay thông tin khóa học trước khi quá muộn nhé!

/HTTT/ JobsGO – Việc làm tìm đến bạn

/HTTT/ JobsGO – Việc làm tìm đến bạn

November 4, 2024

JobsGO - Kênh thông tin tuyển dụng và việc làm dành cho mọi Doanh nghiệp và Ứng viên lần đầu ra ra mắt ứng dụng việc làm trên di động vào năm 2017 và đạt được cột mốc với hơn 1 triệu người dùng chỉ

THE BODY SHOP VÀ HÀNH TRÌNH TRỞ THÀNH ĐẾ CHẾ “XANH”

THE BODY SHOP VÀ HÀNH TRÌNH TRỞ THÀNH ĐẾ CHẾ “XANH”

August 21, 2024

Đứng trước sự cạnh tranh không ngừng nghỉ của vô vàn các ông lớn trong lĩnh vực làm đẹp, The Body Shop vẫn giữ vững “ngôi vương” trên thị trường này. Với mong muốn được song hành cùng tinh thần vì cộng đồng và môi

CHIẾN LƯỢC “BACK TO BASICS” VÀ CUỘC LỘT XÁC NGOẠN MỤC CỦA OATLY

CHIẾN LƯỢC “BACK TO BASICS” VÀ CUỘC LỘT XÁC NGOẠN MỤC CỦA OATLY

August 8, 2024

Đi ngược lại với số đông, giữa những xu hướng xây dựng thương hiệu hào nhoáng và phức tạp, Oatly chọn cho mình lối đi riêng với chiến lược “Back To Basics” quay trở về với cội nguồn, với những điều “giản đơn” mà đầy

Share on facebook
Share on email
Share on linkedin
Shopping Basket