5

Ngắm nghía CV của một Digital Marketers

Trong thời đại kỷ nguyên công nghệ mới cùng sự bùng nổ của mạng Internet, Digital Marketing càng trở nên phổ biến và đóng vai trò quan trọng với bất kỳ một doanh nghiệp, tổ chức nào. Từ đó, nhu cầu về nguồn nhân lực của ngành này cũng tăng lên đáng kể, là một trong những “ngành hot nhất” hiện nay.

Vậy Digital Marketing là ngành gì? Bạn cần có những yếu tố và khả năng nào để trở thành một Digital Marketer thực thụ? Hãy cùng nhau vén màn bí ẩn về chiếc CV của một Digital Marketing Executive thông qua bài viết sau đây nhé!

TÓM LƯỢC

Digital Marketing là công việc gì?

Bạn có thể thấy thuật ngữ này gồm 2 phần: Marketing và Digital. Hiểu một cách đơn giản là làm marketing trong môi trường kỹ thuật số.

Công việc của các Digital Marketer thường là tiếp cận khách hàng, xây dựng nhận diện về thương hiệu và quảng bá sản phẩm & dịch vụ bằng cách sử dụng các kênh kỹ thuật số.

Vũ khí của bạn là:

MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP

Lộ trình phát triển của một digital như thế nào? Và bắt đầu từ đâu?

Nhìn hình trên bạn có thấy hoảng không?

Bạn có 3 kênh chính: Paid (Trả phí) – Owned (Sở hữu) – Earned (Lan truyền). Mục đích của kiểu kết hợp này là tối ưu khâu phân phối nội dung của chiến dịch marketing kỹ thuật số. Tùy theo chiến lược của công ty, thương hiệu, bạn chọn sử dụng 1 trong 3, hoặc kết hợp 2-3 kênh. Mỗi kênh lại có vô vàn những công cụ khác nhau. Là một chiến binh Digital Marketer, bạn phải biết cách sử dụng những loại “vũ khí” đó.

Chọn cho mình 1 kênh/công cụ để “đeo bám” lấy nó

Digital Marketing hết sức rộng lớn. Khi mới bắt đầu, bạn nên tìm hiểu tổng quan về tất cả các kênh và hiểu mục đích của kênh đó là gì.

Sau đó bạn có thể tập trung vào phát triển 1 mảng, 1 kênh hoặc 1 công cụ (chẳng hạn như Social, SEO, Content…), nhưng đồng thời cũng cần quan tâm đến những mảng khác để biết cách phối hợp chúng.

Một số mảng chính mà bạn có thể chọn và hướng phát triển

  • Mảng SEO: Nhiệm vụ chính là tối ưu nội dung, website, ở level cao thường hướng đến SEO leader, quản trị hệ thống, trang web.
  • Mảng Social Media: Tiếp cận và tương tác với khách hàng thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram… Sau một thời gian vững chuyên môn bạn có thể tiến đến làm thương hiệu, thực hiện các campaign mang tính sáng tạo.
  • Mảng Ads: Bao gồm chạy quảng cáo Facebook, Google, Zalo… Nhóm này tập trung vào kỹ thuật và mục tiêu tăng doanh số.
  • Mảng Content: Là những người tạo ra nội dung tiếp thị. 
  • Mảng phân tích, Tracking: Công việc của nhóm này là theo dõi, đo lường, phân tích với mục đích là tối ưu hóa quảng cáo và trải nghiệm của người dùng.
  • Một số mảng khác: Email Marketing (tiếp thị bằng thư điện tử), Affiliate Marketing (tiếp thị thông qua liên kết)…

Phối hợp giữa các mảng là như thế nào? Chẳng hạn như Content biết về SEO để tạo ra nội dung on-top Google, chạy Ads và Tracking có liên quan với nhau để tối ưu được quảng cáo…

Sau khi đã thành thạo 1 mảng rồi thì sao?

Khi đã vững trong 1 kênh/1 công cụ và nắm được những mảng liên quan, bạn có 2 hướng để theo: Đi dọc hay đi ngang. Mà đi dọc với đi ngang là như thế nào? Hãy thử đọc bài viết Yêu Digital Marketing thì bắt đầu từ đâu để có được hướng phát triển đúng cho bản thân nhé.

HỌC VẤN

Hiện nay một số trường đại học tại Việt Nam đã có đào tạo chuyên ngành Digital Marketing nhưng chưa nhiều. Nếu bạn học ngành Marketing, các ngành về kinh tế, truyền thông thì vẫn rất phù hợp để “dấn thân” vào nghề này.

Còn nếu bạn không có bằng cấp gì hay học một ngành không liên quan thì sao? Thật ra bằng cấp không phải là vấn đề gì ghê gớm trong các ngành Marketing nói chung. Nhưng bạn nên đi làm để có kinh nghiệm, đồng thời học thêm các khóa đào tạo ngắn hạn về Marketing hoặc Digital.

KINH NGHIỆM

Khi mới bắt đầu vào nghề, bạn có thể chọn thực tập hay làm việc ở client hoặc agency để phát triển về mảng chuyên môn của mình. Sau một thời gian đã tích lũy đủ kỹ năng và kinh nghiệm mà không muốn tiếp tục theo 2 hướng trên, bạn có những lựa chọn khác như là freelancer, thành lập và làm chủ một agency nhỏ, v.v…

Ngoài ra, các bạn sinh viên cũng có thể chinh chiến ở các cuộc thi về Marketing như CMO Think And Action để va chạm với những thách thức của ngành marketing, giao lưu, học hỏi từ những người bạn hay anh chị trong nghề. Hoặc bạn cũng có thể tham gia các khóa học ngắn hạn về Digital để lấy thêm nhiều kinh nghiệm thực tế hay ý tưởng để áp dụng vào cho công việc sau này.

KĨ NĂNG

Như đã nói ở trên, Digital Marketing là một ngành rất rộng và bao gồm rất nhiều mảng, và mỗi mảng lại yêu cầu những kỹ năng khác nhau. Chẳng hạn như:

  • Người chạy Ads hay phân tích, tracking cần có tư duy về số, khả năng phân tích và đánh giá số liệu, nhạy với công nghệ, thao tác máy tính nhanh.
  • Người làm Social Media phải có khả năng sáng tạo, nắm bắt xu hướng và thị hiếu, có thể phát triển nội dung và thiết kế.
  • Làm SEO thì dành cả thanh xuân để nghiên cứu từ khóa, đánh giá, lựa chọn, định hướng content cho website….

Tuy nhiên, dù là làm ở vị trí nào, bạn cũng cần có những kiến thức cơ bản về Marketing. Vì dù bạn sử dụng kênh nào, công cụ nào thì mục đích cuối cùng vẫn là làm Marketing.

CHỨNG CHỈ

Bên cạnh các chứng chỉ tiếng Anh và Tin học cơ bản, sẽ là một điểm cộng với nhà tuyển dụng nếu bạn được trang bị những chứng chỉ về Marketing nói chung hay Digital Marketing nói riêng.

Sau khi soi xét “xào nấu” một chiếc CV của Digital Marketer thì ông bạn này cũng không còn quá bí ẩn nữa đúng không? Nếu bạn thấy những gạch đầu dòng trên phù hợp với mình thì cứ mạnh dạn thử và theo đuổi, hay gạch đầu dòng nào mình còn trống thì tìm cách lấp đầy vào nhé.

Bạn đã sẵn sàng chọn cho mình “vũ khí” và trở thành một “chiến binh” digital chưa?

Đọc thêm: Phân tích dữ liệu Facebook Ads hiệu quả

Nếu đã lên tinh thần, sẵn sàng để “dấn thân” nhưng chưa tự tin vào khả năng cũng như kiến thức nền tảng về Digital, cụ thể là về Facebook Marketing, bạn có thể cân nhắc tìm hiểu về khóa học Bài Học Nhập Môn Quảng Cáo Facebook tại AIM Academy.  Với sự dẫn dắt bởi những “tay chạy Ads kì cựu” đến từ các Performance Agency hàng đầu, bạn sẽ nắm trọn bộ kỹ năng cũng như tư duy chạy Ads thành thạo thôi! Tìm hiểu ngay thông tin khóa học trước khi quá muộn nhé!

2

Tò mò tọc mạch một chiếc CV của Content Writer

Trong bối cảnh lĩnh vực truyền thông và quảng cáo phát triển mạnh mẽ thì Content Marketing là một nghề rất “hot” đối với các bạn trẻ. Câu nói “Content is King” đã phần nào nói lên được vị trí của người làm content trong ngành. 

Trong đó, Content Writer xuất hiện với vai trò là người xây dựng nội dung theo dạng văn bản nhằm thông tin đến khách hàng những sản phẩm, thông điệp mà doanh nghiệp hay thương hiệu muốn truyền tải.

Vậy làm content có khó không? Yêu cầu công việc ra sao? Bạn cần làm gì để có kỹ năng viết hiệu quả, thu hút người đọc? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây để rõ nhé!

CONTENT WRITER LÀ GÌ?

Ai cũng biết Content Writer là người viết nội dung. Nội dung này có nhiệm vụ thu hút khách hàng bằng cách cung cấp giá trị cho họ, đồng thời giúp khách hàng hiểu về sản phẩm.

Hiểu đơn giản là khi bước chân vào “cuộc chơi”, công việc chính của bạn là viết, viết và viết. Viết từ bài SEO, blog, bài đăng Facebook, bài PR, banner, cho đến kịch bản, lời thoại video,… Ngoài viết ra thì các writers thời hiện đại còn có thể xắn tay lên làm hình ảnh, infographic hay những video đơn giản minh họa cho nội dung.

Đọc thêm: Các Bước Triển Khai Ý Tưởng Thành Nội Dung

MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP CỦA CONTENT WRITER

“Làm content sao nghe nó bèo bèo, tương lai mịt mờ, rồi không lẽ suốt đời đi viết mướn?”

Sai lầm nha. Content Writer cũng có lộ trình phát triển, thăng tiến hẳn hoi, chứ không phải cứ đầu xù tóc rối ngồi trong một góc nào đó của văn phòng rồi già đi theo thời gian.

Cụ thể sau đây là mô tả các công việc chuyên môn mà một Content Writer cần làm đó là:

  • Tiến hành nghiên cứu những chủ đề liên quan đến ngành nghề và chủ đề cần sản xuất nội dung (tìm kiếm từ nguồn trực tuyến, nghiên cứu hoặc phỏng vấn,…).
  • Viết bản sao tiếp thị rõ ràng để quảng bá cho sản phẩm hay dịch vụ doanh nghiệp.
  • Gửi bài viết tới người chỉnh sửa hay cấp trên để nhập và phê duyệt.
  • Phối hợp với các bộ phận khác để thiết kế hình ảnh như Ads, designer,…
  • Thực hiện việc nghiên cứu từ khóa đơn giản, sử dụng các nguyên tắc SEO để giúp tăng lưu lượng truy cập trang web.
  • Tiến hành xây dựng nội dung trên các phương tiện truyền thông xã hội.
  • Một Content Writer cũng cần biết xác định nhu cầu cũng như thiếu sót của khách hàng trong nội dung để có thể đưa ra các đề xuất hợp lý.
  • Cập nhật đầy đủ nội dung cho website khi cần.

Bạn có thể sẽ bắt đầu với vị trí Intern hay Junior, với công việc chủ yếu là viết và sáng tạo nội dung. Sau đó khi đã lên tay nghề, bạn có thể “leo” lên vị trí Senior rồi đến Manager. Ở những vị trí cao thì nhiệm vụ của bạn là lên kế hoạch, chịu trách nhiệm toàn bộ mảng nội dung của công ty, hoặc viết những bài high-level content, tức là content mang tính chuyên sâu, đòi hỏi nhiều kiến thức và nghiên cứu.

Một số người lại chọn con đường làm Content Freelancer, tức là làm tự do theo từng project ngắn hạn. Freelancers thì tay mơ cũng có, mà người chục năm kinh nghiệm cũng có, và thù lao thì đương nhiên tương xứng với khả năng.

Nếu bạn muốn theo nghề “bán chữ” này thì hãy xác định mục tiêu của mình trong 1-5 năm tới nhé.

HỌC VẤN CỦA CONTENT WRITER

Học gì để làm Content Writer? Câu này khó à. Vì đến hiện tại thì chưa có trường Đại học nào tại Việt Nam có ngành đào tạo chính quy riêng về Content Marketing cả.

Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên hơn những bạn học chuyên ngành Marketing hoặc Digital Marketing (kiến thức marketing là không thể thiếu), Báo chí, Truyền thông, Văn học, v.v… nói chung là những ngành có chút ít gì liên quan đến viết.

Nhưng nếu bạn không học trong những ngành trên thì cũng không sao cả vì hầu hết các công ty không đặt nặng vấn đề này. Bạn có thể bù lại bằng kinh nghiệm hoặc kĩ năng. Đọc tiếp phần dưới xem là kinh nghiệm gì, kỹ năng gì nhé.

Đọc thêm: Học cách trở thành content writer giỏi từ anh Đốc Tờ Ti – Giảng viên lớp Content Marketing 

KINH NGHIỆM CỦA CONTENT WRITER

Đó có thể là kinh nghiệm khi làm Content Writer ở client hoặc agency, làm Freelancer, Intern hay cộng tác viên…

Với Content Writer, đừng quên lưu lại những “sản phẩm” xuất sắc nhất của bạn trong portfolio, thứ nhất là để tự theo dõi quá trình phát triển của mình, thứ hai là để show với nhà tuyển dụng khi cần. Bạn có thể tạo portfolio tương tự như website cá nhân bằng WordPress, Wix, Weebly hoặc một số nền tảng khác.

Chả có kinh nghiệm gì thì sao? Thì bắt đầu đi tìm kinh nghiệm từ những vị trí nhỏ như Intern, Junior hay cộng tác viên chứ sao. Có rất nhiều nơi “mở rộng vòng tay” với fresher, có chương trình đào tạo cho nhân viên, quan trọng là bạn phải chịu khó lăn xả. 

Ngoài ra, các bạn cũng có thể chinh chiến ở các cuộc thi về Marketing hoặc tham gia các khóa học ngắn hạn về Content để lấy thêm nhiều kinh nghiệm thực tế hay ý tưởng nhằm áp dụng vào công việc cho sau này.

KỸ NĂNG CỦA CONTENT WRITER

Làm Content Writer cần có những kỹ năng gì?

Viết viết viết

Writer không biết viết thì biết gì? Đây là thứ có thể rèn luyện mà có nên đừng đổ thừa là không có năng khiếu nên không hợp với nghề nhé. Viết phải bắt nguồn từ ý tưởng và biết cách triển khai ý tưởng trên nhiều định dạng quảng cáo khác nhau như TVC, print-ad, email marketing, bài đăng báo chí,…

Đọc thêm: Cách viết content vừa nhiều, vừa “chất”?

Tư duy sáng tạo

Tránh tình trạng hết chữ cạn ý khi đang viết. Tư duy sáng tạo được rèn luyện khi bạn sống, “va chạm” với đời và thu nhặt nhiều góc nhìn khác nhau, từ đó chắt lọc để ra được ý tưởng.

Quản lý thời gian

Content không phải là nghệ sĩ hứng thì sáng tác, không hứng thì thôi. Nhiều lúc viết như nhai rơm nhưng deadline sát gáy thì cũng vẫn phải cố mà viết. Content Writer cần biết cách lập một thời gian biểu cho mình, sử dụng một số công cụ hỗ trợ như Calendar hoặc WIP report.

Thiết kế đơn giản

Những khi Designer không đi làm vì cún yêu bị ho, hay Designer không hiểu ý đồng đội thì Content phải tự xử luôn phần hình ảnh. Khuyến khích bạn nên đi học một khóa thiết kế cấp tốc dành cho dân marketing, biết vài chiêu Adobe Photoshop với cả Illustrator đi “khè” thiên hạ, vừa giúp bạn biết cách sử dụng công cụ, vừa nâng cao “gu” thẩm mỹ để đánh giá thiết kế của người khác.

Digital Marketing

Kiến thức về digital marketing sẽ giúp bạn đánh giá được hiệu quả bài viết của mình cũng như cách để tối ưu nó. Chẳng hạn như Content mà có kiến thức về SEO thì sẽ dễ dàng tạo ra những bài viết đứng hạng cao trên Google.

Đọc thêm: 13 công cụ cho người làm content

CHỨNG CHỈ CỦA CONTENT WRITER

Ngoài các chứng chỉ Anh văn, tin học thông thường thì một chứng chỉ về của một đơn vị đào tạo uy tín sẽ giúp bạn ghi điểm rất nhiều trong mắt nhà tuyển dụng, chẳng hạn như “bằng tốt nghiệp” Khóa học Content Marketing của AIM Academy chẳng hạn.

Vậy là chúng ta đã soi đến tận ngóc ngách của một Content Writer rồi, không còn gì bí ẩn mơ hồ nữa. Đó có phải là “hình mẫu” mà bạn mơ ước trở thành không? Nếu có thì bạn đã giống được bao nhiêu phần trăm rồi? Chúc bạn trở thành một tay viết thần sầu với những mẫu content triệu đô nhé!

TEMPLATE WEB SHARE

Nghía qua chân dung của một Account Executive thông qua chiếc CV

Account Executive là một vị trí quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty về truyền thông. Vị trí này phù hợp với những bạn giỏi ngoại giao, năng động và có niềm đam mê về Marketing & Communication.

Vì đây là ngành khá mới tại Việt Nam, nên nghề Account đang được cho là một nghề hot được các bạn trẻ quan tâm và lựa chọn. Vậy Account Executive là gì? Làm Account cần kỹ năng gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

TÓM LƯỢC

Account là một vị trí đặc trưng trong các agency. Account làm gì? Câu trả lời cũng đơn giản thôi: Làm dâu trăm họ.

Bộ phận Account trong agency còn có tên gọi khác là bộ phận chăm sóc khách hàng (client service), là người có trách nhiệm phục vụ cũng như nhận những yêu cầu từ khách hàng (client) trong một công ty quảng cáo (agency). Những đầu việc mà một Account phải đảm đương:

Đi săn”: Tìm kiếm, liên hệ khách hàng

Lôi kéo”: Đưa ra đề nghị, tư vấn, lên proposal gửi đến khách hàng

Chốt sales”: Trình bày, thuyết phục, cố gắng bán được ý tưởng cho khách hàng

Trị gia”: Sau khi khách hàng đã chấp nhận ý tưởng, Account sẽ đốc thúc, quản lý các bộ phận khác trong agency thực hiện thành sản phẩm hoàn chỉnh, qua khoảng vài (trăm) lần thay đổi, chỉnh sửa, bổ sung cho đến khi khách hàng đồng ý.

Hậu sự”: Khi công việc đã hoàn thành, Account sẽ làm report tổng kết gửi cho khách, thanh lý hợp đồng, nhận thanh toán, tiếp tục chăm sóc khách hàng.

MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP

Lộ trình phát triển của nghề Account như thế nào? Đương nhiên cũng như mọi nghề khác, bạn vẫn sẽ đi từ vị trí thấp đến cao.

Account Intern

Đây là vị trí dành cho sinh viên sắp hoặc mới ra trường, người chưa có kinh nghiệm.

  • Nhiệm vụ chủ yếu của bạn sẽ là tham gia các buổi meeting với khách hàng, tham gia brainstorm cùng với bộ phận Creative, hỗ trợ Executive/Manager…
  • Hỗ trợ các anh chị đồng nghiệp/quản lý trong việc kiểm soát và báo cáo tiến độ dự án. Tránh trường hợp sai sót hay chậm tiến độ.

Đừng bỏ qua bài viết Nhật ký những ngày đầu làm Account Intern nếu bạn chưa được “nếm thử” cảm giác này.

Account Executive

Đây là vị trí cơ bản nhất trong bộ phận Account. Công việc của bạn theo thứ tự ưu tiên sẽ là:

  • Đốc thúc, quản lý team thực thi kế hoạch cho kịp deadline, đảm bảo mọi thứ hoàn chỉnh
  • Trình bày, thuyết phục khách hàng
  • Tư vấn, lên chiến lược trong những dự án nhỏ

Account Manager

Sau khoảng 2-3 năm “tôi luyện” ở vị trí Executive, bạn có thể sẽ trở thành Account Manager. Thời gian của một Account thường phân bổ đều cho các công việc được liệt kê ở phần đầu bài viết. Lúc này bạn đã đạt được mức bao quát trong lĩnh vực Account Management.

Account Director

Xin chúc mừng, bạn đã đến được giai đoạn dày dặn kinh nghiệm. Thường thì lúc này bạn cũng phải có thêm vài năm tuổi nghề so với Account Manager rồi. Nhiệm vụ của bạn giờ đây là lên chiến lược và quản lý những vị trí thấp hơn, chịu trách nhiệm chung nếu có vấn đề xảy ra.

HỌC VẤN

Học gì để làm Account? Vị trí này yêu cầu tư duy và những kiến thức tổng quát về marketing và truyền thông, nên sinh viên các ngành marketing, quản trị, kinh tế, truyền thông, ngoại giao ít nhiều sẽ có lợi thế.

Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng đối với công việc Account thì kinh nghiệm quan trọng hơn bằng cấp. Nên nếu bạn học ngành chẳng liên quan nhưng lại yêu thích thì cứ mạnh dạn đi làm lấy kinh nghiệm và bổ sung kiến thức từ những khóa học ngắn hạn bên ngoài.

KINH NGHIỆM

Kinh nghiệm của một Account không chỉ nằm ở số năm kinh nghiệm. Nó còn phụ thuộc vào uy tín, tên tuổi của agency bạn công tác, quy mô của những dự án và vai trò của bạn trong những dự án đó.

KĨ NĂNG

Kinh nghiệm và kiến thức đúng là quan trọng, những kĩ năng mới chính là thứ giúp bạn sống sót được trong nghề này.

Cân bằng các mối quan hệ

Bạn sẽ phải đương đầu với cả “thù trong giặc ngoài” cùng một lúc.

Bên ngoài là khách hàng với một trăm yêu cầu, một nghìn lần đổi brief, một vạn lần bổ sung, chỉnh sửa, thêm option, đổi option… Account vẫn phải làm hoa hậu thân thiện niềm niềm nở nở. Bên trong là đồng đội mặt nặng mày nhẹ, Account ban đầu còn cười hihi mua trà sữa dụ dỗ “design cho cái logo to hơn tí nhé, content viết lại đoạn này nhé”, “chúng nó” không chịu làm thì năn nỉ van xin, đến gồng mình ra lệnh.

Account sẽ là người đại diện, cùng team vượt qua những trận “thảm sát” của khách hàng, làm sao cho team mình ít “thương vong” nhất.

Account vừa phải mang lại sự hài lòng cho khách hàng, vừa đảm bảo lợi ích của “đội nhà”. Đã gọi là là dâu trăm họ thì không thể nhàn hạ được.

Giao tiếp và thuyết phục

Người trong ngành thường đùa, Account là phải “thảo mai”. Nhưng thực ra đó là cả một nghệ thuật. Người làm vị trí này phải thật khéo léo trong giao tiếp.

Bạn phải biết nói sao cho khách hàng chịu mua ý tưởng của bên mình với giá cao nhất, thuyết phục họ đồng ý duyệt kế hoạch, sản phẩm. Bạn cũng phải biết nói sao để đồng đội đồng ý chịu cực, chịu khó.

Nhưng không phải lúc nào mềm mỏng cũng là hay. Với cả 2 phía, Account phải biết cương nhu đúng lúc.

Quản lý thời gian, tiến độ

Trễ deadline với khách hàng là điều tối kỵ. Là người chịu trách nhiệm cho tiến độ công việc, bạn phải nắm được giai đoạn nào thì cần bao nhiêu thời gian, bộ phận nào đang cần tăng tốc.

Các bộ phận khác thì nhìn Account như hung thần chuyên hối deadline, nhưng đâu biết bản thân Account cũng đang toát mồ hôi vì khách hàng.

Bên cạnh đó, bạn còn cần có kỹ năng teamwork tốt, nắm được các công việc liên quan đến giấy tờ, hợp đồng, thanh toán…

 

CHỨNG CHỈ

Nếu chưa tự tin với kiến thức và kĩ năng của mình, bạn có thể học thêm những khóa học Account ngắn hạn. Khóa học Account Management tại AIM Academy với sự dẫn dắt của những chuyên gia giàu kinh nghiệm sẽ trang bị cho bạn tất cả những hành trang cần có để bạn tự tin thử sức với nghề Account.

Hầu hết các công ty sẽ yêu cầu Account giỏi ngoại ngữ, bạn nên tìm hiểu trước để trang bị chứng chỉ cần thiết.

Làm Account nghe sao mà khổ quá, cực như a cow chứ đùa? Nhưng mà việc gì càng khó lại càng thú vị và thách thức. Bạn có muốn mình trở thành một chuyên gia trong quản trị khách hàng, quản trị dự án, quản trị các mối quan hệ? Đó là những thứ mà công việc này sẽ đem lại cho bạn. Nếu bạn đam mê thì đừng ngần ngại thử sức nhé!

Đọc thêm: Những tố chất cần có để từ Account Executive trở thành Account Manager