People (Con người) là P thứ 5 trong Marketing Mix bên cạnh 4Ps cơ bản: Product, Price, Place, Promotion. Một trong những yếu tố quan trọng nhất từ trước đến nay của Marketing Mix chính là con người, chúng ta không thể tạo ra một sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo nếu thiếu đi P này.
BAO BÌ SẢN PHẨM – THIẾT KẾ LÀM NÊN THƯƠNG HIỆU
Theo một nghiên cứu cho thấy, các thương hiệu có chưa đến 5 giây để gây ấn tượng ban đầu với người tiêu dùng và khoảng một phần ba việc đưa ra quyết định mua sản phẩm là dựa trên thiết kế bao bì. Đó là lý do vì sao các thương hiệu lại chi một khối tiền lớn để đầu tư cho bao bì sản phẩm.
Bao bì sản phẩm
Bao bì là yếu tố quan trọng quyết định vẻ ngoài của tất cả các sản phẩm mà chúng ta thấy trên thị trường. Tuy nhiên, dưới góc độ marketing, bao bì chính là một dạng truyền thông tĩnh, truyền tải ngắn gọn và đầy đủ nhất những thông tin cần thiết liên quan đến sản phẩm. Nhờ vào marketing, vẻ ngoài dần trở thành yếu tố quan trọng thuyết phục đối tượng mục tiêu, tạo sự tin tưởng và đưa ra quyết định mua hàng thông qua việc nhìn và đọc bao bì sản phẩm.
Vai trò của bao bì sản phẩm
Không một sản phẩm nào tung ra thị trường mà “sống sót” được nếu không có bao bì. Nói đến đây thôi có lẽ chúng ta cũng đã thấy được tầm quan trọng của một bao bì sản phẩm như thế nào.
1. Bảo vệ sản phẩm bên trong: Đây là chức năng được xem là quan trọng nhất vì nó giúp bảo vệ được cả chất lượng và số lượng của sản phẩm. Bên cạnh việc ngăn không để bụi bẩn tiếp xúc trực tiếp gây nhiễm khuẩn cho sản phẩm, bao bì còn giúp sản phẩm không bị tác động mạnh mẽ từ bên ngoài như va đập, biến dạng sản phẩm.
2. Giúp vận chuyển dễ dàng: Hãy thử tưởng tượng các sản phẩm như đường, muối, nước mắm, xì dầu,… mà không có bao bì thì sẽ như thế nào? Phải vận chuyển chúng ra sao để đưa chúng ra thị trường một cách an toàn và vệ sinh nhất. Do vậy, bao bì chính là vật chứa và phương thức thuận tiện nhất để mang “con đẻ” của thương hiệu đến tận tay người tiêu dùng.
3. Truyền đạt thông tin: Thành phần, công dụng, cách dùng, cách bảo quản, hạn sử dụng, thông tin doanh nghiệp,… chính là những điều mà nhà sản xuất muốn truyền tải. Liệu bạn có dám sử dụng sản phẩm nào đó mà không biết đến nguồn gốc, cấu tạo của nó? Thông qua bao bì sản phẩm, một công đôi chuyện, nhà sản xuất vừa có thể cung cấp thông tin, lại vừa tạo sự tin tưởng về chất lượng sản phẩm trong lòng người tiêu dùng.
4. Tăng giá trị sản phẩm: Có thể nhiều người chưa nghe qua về chức năng này của bao bì sản phẩm. Như các bạn đã biết, một vẻ ngoài xinh đẹp sẽ làm ảnh hưởng to lớn đến hành vi tiêu dùng, làm cho khách hàng thích thú và đưa ra quyết định mua nhanh chóng hơn. Một bao bì nhìn “chanh xả”, chuyên nghiệp cũng làm cho sản phẩm nhìn “xịn” hơn, điều đó làm tăng giá trị sản phẩm lên cao mà chúng ta không nhớ tới.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế bao bì
Bạn có biết, các thương hiệu có chưa đến 5 giây để gây ấn tượng ban đầu với người tiêu dùng. Chỉ cần một vẻ ngoài bắt mắt sẽ làm cho khách hàng thích thú và đưa ra quyết định nhanh chóng hơn. Theo một nghiên cứu cho thấy, khoảng một phần ba việc đưa ra quyết định mua sản phẩm là dựa trên thiết kế bao bì.
1. Hình ảnh chủ đạo: Theo nghiên cứu cho thấy, con người rất dễ bị thu hút bởi những key visual bắt mắt. Thông qua hình ảnh trên bao bì sản phẩm, doanh nghiệp không chỉ muốn nó thật đẹp mà còn phải mang một thông điệp ý nghĩa đối với khách hàng. Một key visual hiệu quả có thể dễ dàng làm cho khách hàng ghi nhớ và có cảm tình khi vô tình “gặp gỡ lại”.
2. Màu sắc: Một trong những cách nhanh nhất để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và tăng cường nhận thức về thương hiệu chính là màu sắc. Màu sắc đóng một vai trò lớn trong việc ảnh hưởng đến mua hàng của khách hàng. Đã có nghiên cứu về màu sắc được sử dụng trong Marketing và quảng cáo cụ thể. Ví dụ, màu đỏ thể hiện sự thoải mái, tự tin, hoặc cảm xúc mãnh liệt; màu cam bao gồm năng lượng và tràn đầy sức sống, sự nhiệt tình, thân thiện, vui tươi; màu xanh lục là màu của thiên nhiên, thể hiện sự hồi sinh, tươi mát và một dấu hiệu cho sự khởi đầu mới;…
3. Font chữ: Lựa chọn phông chữ là một khía cạnh quan trọng trong việc thiết kế bao bì. Mặc dù màu sắc thu hút, bắt mắt nhưng thể hiện từ ngữ quá khó đọc hoặc không sắp xếp hợp lý thì lập tức khách hàng sẽ chuyển mắt ngay sang một sản phẩm khác.
4. Sự độc đáo: Có rất nhiều khách hàng quyết định mua sản phẩm chỉ vì bao bì của nó mà chưa quan tâm đến chất lượng như thế nào. Với thực trạng của môi trường hiện tại, họ sẽ có ý thức tái sử dụng bao bì được thiết kế tốt. Điều này cung cấp một hình thức tiếp thị thứ cấp cho các doanh nghiệp sử dụng chiến thuật truyền miệng.
Bao bì xanh cho môi trường sạch
Theo nghiên cứu của các chuyên gia trên thế giới, một chiếc túi ni-lông phải mất hơn 500 đến 1000 năm mới có thể phân hủy hoàn toàn, còn nếu đem tiêu hủy thì sẽ gây ô nhiễm bầu không khí cực kỳ nghiêm trọng dẫn đến nhiều bệnh về đường hô hấp.
Để giảm thiểu vấn đề đó, bao bì xanh đã chính thức ra đời. Khái niệm này dùng để chỉ những loại bao bì thân thiện với môi trường, đó là những loại bao bì được sản xuất từ thiên nhiên, có thể tái chế hoặc phân hủy được nhanh chóng.
Với lượng rác thải nhựa đang tăng dần theo cấp số nhân, người tiêu dùng Việt Nam đã dần ý thức hơn, họ tìm hiểu và sử dụng những bao bì xanh để trước mắt cùng chung tay bảo vệ môi trường, về lâu dài là bảo vệ sức khỏe.
Khách hàng vốn đã khó tính nay lại còn khó tính hơn, bên cạnh lựa chọn bao bì đẹp, ấn tượng mà họ thích thì vấn đề bảo vệ môi trường đang được đặt lên cao. Vì thế, các doanh nghiệp phải “xắn tay áo” lên để giải quyết bài toán căng não này.
Và câu chuyện nghe có vẻ dễ dàng đã không chỉ dừng lại ở đó. Liệu một bao bì được thiết kế đẹp, chuyên nghiệp và chỉnh chu có thật sự mang lại hiệu quả?
Tropicana và 65 triệu USD
Tropicana là một thương hiệu rất nổi tiếng chuyên về nước ép trái cây trên toàn thế giới. Vào đầu năm 2009, thương hiệu thuộc sở hữu của PepsiCo đã quyết định thay thế thiết kế bao bì hiện có cho nước cam bán chạy nhất – Tropicana Pure Premium bằng bao bì mới cho thị trường Bắc Mỹ.
Không thành công như mong đợi, thiết kế bao bì mới này đã bị “fan cứng” của Tropicana từ chối và chỉ trích thậm tệ. Sự ra mắt này thực sự là một thất bại đến nỗi Tropicana phải bỏ nó để trở lại phiên bản gốc của bao bì.
Để hiểu rõ sự thất bại của chiến dịch này, hãy nhìn lại những thay đổi trong thiết kế bao bì.
– Hình ảnh: Thay đổi dễ nhận thấy nhất là một ly lớn trong suốt chứa đầy nước cam đã thay thế quả cam thiên nhiên và ống hút của nó.
– Nắp: Thương hiệu không bỏ đi quả cam đó mà đã di chuyển nó đến phần nắp chai. Ý tưởng này rất sáng tạo và thú vị, vì tạo cho ta cảm giác khi mở như đang ép để có được một ly nước cam tươi.
– Logo: Logo ban đầu được đặt theo chiều ngang với tên sản phẩm là Pure Premium, trong khi logo mới là dọc với font chữ đơn giản và hiện đại. Kích thước logo cũng được giảm xuống để làm nổi bật thông điệp: Cam 100% Orange Pure và Natural.
Có thể thấy, bao bì mới trông rất thời trang và hiện đại, vậy thì lý do gì làm cho khách hàng quay lưng với sản phẩm này?
Thứ nhất, người tiêu dùng đã không kịp thích nghi và nhận ra vì những đặc điểm đặc trưng của thương hiệu vì đã bị thay đổi 360 độ. Với một thương hiệu nổi tiếng và lâu năm như Tropicana, khách hàng đã quen với thiết kế cũ, họ mua hàng bằng trí nhớ hơn việc suy xét xem tổng thể sản phẩm.
Thứ hai, không thể phủ nhận bao bì mới của Tropicana rất hiện đại và hợp thời. Tuy nhiên, thương hiệu đã thay đổi quá nhiều thứ cùng một lúc từ logo, phông chữ, cách sắp xếp đến hình ảnh, nắp hộp,… Tất cả những yếu tố đó đã vô tình làm cho khách hàng không còn nhận ra sản phẩm quen thuộc của mình.
Thứ ba, sợi dây cảm xúc gắn kết thương hiệu và người tiêu dùng không còn nữa. Đã từ lâu, sản phẩm của Tropicana đã trở thành một người bạn, một nhu cầu cần phải có nên tình cảm giữa khách hàng và thương hiệu. Họ yêu thích Tropicana vì bao bì thân thuộc đó, vì thế, khi “lột bỏ” hoàn toàn những điều đó, khách hàng cảm thấy thất vọng và không có thiện cảm với bao bì mới.
Tóm lại, thay đổi bao bì sản phẩm là một cách để từng bước làm mới sản phẩm của mình, trau chuốt vẻ ngoài sẽ làm cho khách hàng cảm thấy sự mới và ấn tượng hơn. Tuy nhiên, đừng quên rằng cảm xúc của khách hàng đối với sản phẩm cũng rất quan trọng. Một là khách hàng sẽ hân hoan chào đón, còn ngược lại, thương hiệu sẽ mất trắng hoàn toàn, mất cả doanh thu lẫn lòng trung thành đối với sản phẩm.
Biên tập: Lâm Thảo Phương
Thiết kế: Lê Huỳnh Hải Diệu
PROMOTION LÀ GÌ? CÁC YẾU CHO MỘT CHIẾN LƯỢC PROMOTION THÀNH CÔNG
Promotion là một thành phần rất quan trọng trong Marketing vì nó có thể thúc đẩy việc nhận diện thương hiệu và bán hàng. Promotion trong chiến lược Marketing Mix chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc định vị truyền thông. Bạn có thể tích hợp các yếu tố khác nhau của chiến lược Promotion để tạo ra một chiến dịch độc đáo. Vậy các yếu tố đó là gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!
Promotion là gì?
Promotion là một danh từ tiếng anh, có nghĩa là sự đẩy mạnh tiêu thụ, sự xúc tiến, quảng cáo,…Promotion trong Marketing được hiểu là quảng bá, bao gồm các công cụ quảng cáo, PR, hay một mức giảm giá của một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nào đó,… với mục đích nhằm tăng cường khả năng bán hàng với giá tốt nhất để khách hàng có cơ hội lựa chọn.
Promotion thường được các Marketer sử dụng vào 2 con đường chính:
– Above the line: là các hoạt động nhằm khuyếch trương và xây dựng hình ảnh thương hiệu với mục đích bền vững và lâu dài thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như TV, Radio, Print & Outdoor Ads. Các hoạt động này thường là Brand team sẽ đảm nhận.
– Below the line: là các họat động nhằm phát triển thị trường phân phối, thúc đẩy bán lẻ, tiêu dùng trong ngắn hạn và tạo hiệu quả trực tiếp. Ví dụ như phát hàng mẫu, tiếp thị trực tiếp, tổ chức sự kiện, khuyến mãi cho người tiêu dùng, khuyến mãi cho hệ thống đại lý và bán lẻ.
Vai trò của Promotion trong Marketing
Promotion là một thành phần rất quan trọng của Marketing vì nó có thể thúc đẩy việc nhận diện thương hiệu và bán hàng. Nó là chữ P thứ tư trong mô hình Marketing Mix 7P vì trước khi thực hiện chiến lược Promotion, các chữ P còn lại (Product, Price và Place) đã phải sẵn sàng.
Hiện nay, Promotion thường sử dụng truyền thông tiếp thị tích hợp (IMC) – tức là sử dụng các phương tiện truyền thông khác nhau để truyền tải thông điệp của thương hiệu từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng. Promotion có thể được kết hợp với các chữ P khác như Price, Place, Product khi quảng bá sản phẩm. Các chiến lược quảng bá và cách bạn tiến hành quảng bá sẽ phụ thuộc vào phân khúc, định vị mục tiêu, ngân sách của bạn, thông điệp bạn muốn truyền đạt và thị trường mục tiêu mà bạn hướng đến.
Chiến lược Promotion gồm những gì?
Promotion trong chiến lược Marketing Mix chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc định vị truyền thông. Bạn có thể tích hợp các yếu tố khác nhau của chiến lược Promotion để tạo ra một chiến dịch độc đáo. Các yếu tố của của chiến lược Promotion gồm có:
1. Bán hàng cá nhân (Personal Selling)
Là cách hiệu quả để quản lý các mối quan hệ với khách hàng cá nhân. Nhân viên bán hàng sẽ hoạt động thay mặt cho doanh nghiệp và phải được đào tạo tốt về phương pháp tiếp cận cũng như kỹ thuật bán hàng cá nhân. Tuy nhiên, sử dụng nhân viên bán hàng khá tốn kém và chỉ nên sử dụng khi có lợi tức đầu tư thực sự. Nên sử dụng nhân viên bán hàng để bán xe ô tô hoặc dịch vụ sửa nhà ở – những lĩnh vực nơi có lợi nhuận cao.
2. Khuyến mãi (Sales Promotion)
Khuyến mãi là các hoạt động kích thích, khuyến khích khách hàng mua trong một giai đoạn ngắn bằng cách cung cấp cho họ các lợi ích tăng thêm nhằm tăng doanh thu (Chiến lược kéo). Khuyến mãi cũng nhằm vào các trung gian trong kênh phân phối nhằm kích thích họ bán nhiều hàng hoá cho doanh nghiệp (Chiến lược đẩy).
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thỉnh thoảng chúng ta cần phải tạo ra những “cú hích” nhằm kích thích thị trường. Hoạt động tạo ra những “cú hích” này có liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán. Tác dụng của khuyến mại chỉ duy trì trong một thời gian ngắn, nếu quá lạm dụng khuyến mãi thì dẫn tới chỗ phản tác dụng.
3. Quan hệ công chúng (PR)
Quan hệ công chúng được định nghĩa là một hoạt động liên tục, có kế hoạch nhằm nỗ lực thiết lập và duy trì uy tín, tình cảm, sự hiểu biết lẫn nhau giữa tổ chức và công chúng. PR có thể tương đối rẻ, nhưng chắc chắn là không miễn phí. Các chiến lược PR thành công có xu hướng dài hạn và cần phải lập kế hoạch chi tiết cho tất cả các trường hợp cụ thể.
4. Marketing trực tiếp (Direct Marketing)
Marketing trực tiếp là các hoạt động marketing được thực hiện mà không thông qua nhà phân phối hoặc trung gian. Nói cho dễ hiểu hơn là doanh nghiệp liên lạc trực tiếp với khách hàng. Marketing trực tiếp thường có:
– Gửi thư trực tiếp
– Gọi điện trực tiếp
– Email trực tiếp đến khách hàng
– Các phiếu khảo sát khách hàng trực tiếp
– Quảng cáo tại điểm bán
– Tổ chức sự kiện ngoài trời cho khách hàng
5. Quảng cáo
Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được trả phí để thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp hay ý tưởng tới khách hàng. Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng để thuyết phục khách hàng về sản phẩm/dịch vụ của người bán. Có rất nhiều phương tiện quảng cáo như báo chí, tạp chí, truyền hình, quảng cáo ngoài trời, quảng cáo kỹ thuật số, trực tuyến và Internet,…
6. Hội chợ và triển lãm thương mại
Cách tiếp cận qua hội chợ và triển lãm rất hữu ích cho việc lấy thông tin khách hàng mới. Các công ty thường ít buôn bán ở những sự kiện này mà mục đích của họ là để nâng cao nhận thức trong tâm trí khách hàng, khuyến khích dùng thử. Hội chợ và triển lãm có chính là công cụ hiệu quả nhất giúp bạn gia tăng doanh số bán hàng.
7. Tài trợ (Sponsorship)
Tài trợ là nơi doanh nghiệp trả tiền để được liên kết với một nhãn hàng, một sự kiện, hoặc hình ảnh cụ thể, ví dụ như tài trợ cho các sự kiện thể thao như Thế vận hội hoặc giải đua Công thức 1. Và sau đó, sự xuất hiện của sự kiện luôn đi kèm với các công ty tài trợ.
8. Khuyến mãi trực tuyến (Online Promotions)
Online Promotions thực chất là kết hợp các yếu tố quảng cáo đã nêu ở trên trên nền tảng kỹ thuật số. Ví dụ: sử dụng quảng cáo trực tuyến được trả phí qua mỗi lần nhấp chuột của Google, hay chạy quảng cáo tài trợ cho trang web. Các doanh nghiệp trực tuyến thường xuyên gửi các e – mail tới khách hàng mục tiêu, đây cũng là một hình thức Marketing trực tiếp. Bên cạnh đó, các trang web là phương tiện cao cấp trong ngành công nghiệp quan hệ công chúng để truyền đạt các quan điểm cụ thể của chính mình.
Lĩnh vực quảng cáo trực tuyến thực sự đang nổi lên, đang phát triển rầm rộ, mạnh mẽ thông qua các phương tiện thông minh như smart phone, hay các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, Youtube,… được nhiều doanh nghiệp đánh giá là “màu mỡ” để quảng bá dịch vụ, sản phẩm.
Bài viết đã giải thích chi tiết và cụ thể, giúp bạn nắm rõ được Promotion là gì và vai trò của nó trong Marketing, bên cạnh đó là các yếu tố để có một chiến lược Promotion thành công là: bán hàng cá nhân, khuyến mãi, quan hệ công chúng, marketing trực tiếp, quảng cáo, hội chợ và triển lãm thương mại, tài trợ, khuyến mãi trực tuyến. Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết cho bạn, mong bạn có cái nhìn rõ nét hơn về Promotion và có nhiều trải nghiệm thú vị trong tương lai.
Biên tập: La Thị Kim Oanh
Thiết kế: Khánh Vi
CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI SẢN PHẨM
Mục tiêu doanh nghiệp khi sản xuất ắt hẳn là sự đón nhận và tiêu thụ sản phẩm của người tiêu dùng, vì vậy doanh nghiệp cần phải có chiến lược Marketing hợp lí để phân phối sản phẩm, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng dễ dàng và nhanh chóng nhất. Bên cạnh đó, một doanh nghiệp có thể thực hiện được nhiều chiến lược phân phối khác nhau…
PRICE TRONG MARKETING MIX VÀ CHIẾN LƯỢC GIÁ ĐỂ TĂNG DOANH THU
Một thương hiệu bán được giá cao hơn các thương hiệu khác là nhờ tạo ra được nhiều giá trị hơn cho khách hàng. Giá cả rất quan trọng vì nó sẽ quyết định lợi nhuận và sau đó là sự sống còn của công ty. Vậy Các doanh nghiệp đã có những chiến lược giá như thế nào để tăng lợi nhuận của mình? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CÓ THẬT SỰ CẦN THIẾT?
Bất cứ khi nào một sản phẩm mới được ra mắt, các doanh nghiệp đều rất khó xác định được sản phẩm sẽ tiếp cận thị trường như thế nào. Những lúc như vậy, chiến lược sản phẩm quyết định tất cả các bước phải thực hiện để làm cho sản phẩm thành công.
Product là gì?
Product (Sản phẩm) là tất cả những thứ được đưa vào thị trường để đạt được sự chú ý, sự chấp nhận sử dụng hoặc tiêu thụ, làm thỏa mãn được một ước muốn hoặc nhu cầu.
Sản phẩm có thể là những vật thể, dịch vụ, con người, địa điểm, tổ chức và ý tưởng.
Cấp độ của sản phẩm
1. Sản phẩm ý tưởng: là sản phẩm thỏa mãn những lợi ích cốt lõi nhất mà khách hàng mong muốn.
2. Sản phẩm hiện thực: là sản phẩm mà khách hàng dùng để phân biệt hàng hóa của hãng này đáng mua hơn so với hãng khác như: đặc tính, bao bì, thương hiệu, chất lượng, kiểu dáng,…
3. Sản phẩm bổ sung: là dịch vụ và lợi ích cộng thêm, tạo sự khác biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh (hậu mãi, giao hàng, bảo hành, hình thức tín dụng…).
Theo Philip Kotler: “Sự cạnh tranh không được xác định nhiều bằng những sản phẩm các công ty sản xuất, mà được xác định bởi những gì họ bổ sung vào sản phẩm của mình dưới hình thức đóng gói, dịch vụ, quảng cáo, tư vấn, thỏa thuận mua bán, và những thứ khác mang lại giá trị cho người tiêu dùng”.
Vì thế, trong thị trường ngày một cạnh tranh khốc liệt, sản phẩm đã được “tăng tiến” thêm 2 cấp độ để đáp ứng hoàn thiện hơn nhu cầu khách hàng:
4. Sản phẩm tiềm năng: các chính sách quảng cáo, khuyến mãi, uy tín của hãng,…
5. Sản phẩm hoàn chỉnh: là sản phẩm được tổng hợp tất cả các cấp độ trên cùng một sản phẩm, hàng hóa.
Bất cứ khi nào một sản phẩm mới được ra mắt, các doanh nghiệp đều rất khó xác định được sản phẩm sẽ tiếp cận thị trường như thế nào. Những lúc như vậy, chiến lược sản phẩm quyết định tất cả các bước phải thực hiện để làm cho sản phẩm thành công. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải “cân não”, tính toán xem phải làm gì nếu sản phẩm thất bại vì nó không đạt được sức hút trên thị trường.
Vậy chiến lược sản phẩm là gì?
Chiến lược sản phẩm có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng, nó là nền tảng “xương sống” của chiến lược Marketing. Khi có được một chiến lược sản phẩm tốt thì doanh nghiệp đó ắt hẳn đã nắm trong tay vũ khí sắc bén nhất trên thị trường cạnh tranh.
Một chiến lược đúng đắn giúp thiết lập hướng đi đúng cho sản phẩm, giúp doanh nghiệp xác định phương hướng đầu tư, thiết kế sản phẩm phù hợp với thị hiếu, hạn chế rủi ro và thất bại, chỉ đạo thực hiện hiệu quả trong các P còn lại trong Marketing hỗn hợp.
Một thuật ngữ phổ biến được sử dụng trong chiến lược sản phẩm là lộ trình sản phẩm có nghĩa là bước tiếp theo của các sự kiện cần diễn ra để đảm bảo sự thâm nhập tối đa của sản phẩm và áp dụng sản phẩm tối đa trên thị trường. Chiến lược sản phẩm giúp hình thành lộ trình sản phẩm.
Chu ky sống của sản phẩm
Chu kỳ sống của sản phẩm mô tả sự biến đổi của doanh thu tiêu thụ từ khi sản phẩm xuất hiện trên thị trường cho đến khi nó rút lui khỏi thị trường.
- Giai đoạn mở đầu: Sản phẩm được đưa vào thị trường nhưng doanh số tăng trưởng chậm, chưa có lợi nhuận vì phải chi phí nhiều cho việc giới thiệu sản phẩm trên thị trường.
- Giai đoạn tăng trưởng: Sản phẩm được thị trường tiếp nhận nhanh chóng và lợi nhuận tăng đáng kể.
- Giai đoạn trưởng thành: Doanh số tăng chậm lại vì sản phẩm đã được khách hàng tiềm năng chấp nhận và lợi nhuận ổn định hơn.
- Giai đoạn suy thoái: Doanh số bắt đầu có xu hướng giảm và lợi nhuận giảm dần.
Doanh nghiệp ngồi yên trước suy thoái?
Để sản phẩm tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần có một chương trình phát triển sản phẩm mới. Sản phẩm mới được một số khách hàng tiềm năng cảm nhận là mới, bao gồm sản phẩm mới hoàn toàn, sản phẩm cải tiến, sản phẩm hoàn chỉnh và sản phẩm có nhãn hiệu mới mà doanh nghiệp phát triển.
Các bước để phát triển sản phẩm mới:
Tạm kết, một sự khởi đầu tuyệt vời bắt đầu với một chiến lược sản phẩm rõ ràng, có tầm nhìn và biết được bức tranh khách hàng mục tiêu và thị trường. Lên được chiến lược sản phẩm là chuỗi thời gian quan trọng và gian khổ, vừa phải đắn đo việc phác thảo đến việc làm sao để sản phẩm “on-air” thành công nhất, ẩn sau đó còn con đường chông gai là xây dựng, thử nghiệm, đo lường, trau dồi và thất bại.
Biên tập: Thảo Phương
Thiết kế: Thanh Thúy
BẠN ĐÃ BIẾT GÌ VỀ MÔ HÌNH MARKETING MIX 7P?
Marketing Mix (Marketing hỗn hợp) là một thuật ngữ quen thuộc đối với đại đa số các bạn sinh viên học khối ngành Kinh tế nói chung. Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1953 bởi Neil Borden, là chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, ám chỉ những công cụ tiếp thị mà một doanh nghiệp cần sử dụng để đạt được mục tiêu trên thị trường. Đến năm 1960, E.Jerome McCarthy đã đề nghị phân loại các công cụ này thành 4P (Product, Price, Place, Promotion) và được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.