mareduWC.banner1

/MAREDU/ TÀI TRỢ VÀ “LƯỚT SÓNG” – ĐÂU LÀ LỜI GIẢI CHO BÀI TOÁN MARKETING MÙA WORLD CUP?

Là giải đấu vô địch bóng đá lớn nhất hành tinh, FIFA World Cup không chỉ là nơi để các đội tuyển quốc gia tranh tài trên sân cỏ mà còn là nơi quy tụ của các chiến dịch Marketing hấp dẫn thu hút lượng lớn sự quan tâm của người hâm mộ trên toàn cầu. Nhìn chung, cuộc chiến giữa các thương hiệu diễn ra đặc biệt sôi nổi trên 2 phương diện: tài trợ và các chiến dịch lướt sóng. Vậy liệu đâu là hướng đi phù hợp cho các Marketers trong mùa World Cup? Hãy cùng Margroup tìm hiểu và giải đáp bài toán hóc búa này nha!

TÀI TRỢ THƯƠNG HIỆU – XU HƯỚNG ĐẦU TƯ DÀI HẠN HIỆU QUẢ

Song song với sự tiến bộ của lĩnh vực truyền thông đại chúng, hoạt động tài trợ ngày càng chứng tỏ tiềm năng và cơ hội rất lớn đối với mỗi thương hiệu. Chính vì thế, không ngoại trừ giải vô địch bóng đá thế giới World Cup 2022, các sự kiện lớn với quy mô toàn cầu dần dần trở thành những “miếng mồi” hấp dẫn để các thương hiệu vung tiền và tranh suất trở thành hình ảnh biểu trưng cho mùa lễ đó.

Tài trợ thương hiệu là hình thức các doanh nghiệp đầu tư lượng vốn dài hạn cho các giải đấu, sự kiện lớn như World Cup, Euro, Thế vận hội Olympics,… nhằm mục tiêu tăng doanh số bán hàng và quảng bá thương hiệu một cách rộng rãi. Hình ảnh của các nhà tài trợ chính thức không chỉ được xuất hiện ở mọi nơi trong sự kiện mà còn giúp cho nhãn hàng tăng độ nhận diện và độ uy tín đáng kể nhờ vào sự phủ sóng rộng khắp của các giải đấu này. Không giống như những hình thức quảng cáo khác, nhiều nhà tài trợ vẫn để lại dấu ấn trong tâm trí của người tiêu dùng nhiều năm liền và rất lâu sau khi hợp đồng kết thúc. 

Việc trở thành nhà tài trợ chính thức của FIFA World Cup sẽ giúp các thương hiệu được trao quyền marketing toàn cầu, được bảo vệ quyền lợi và có nhiều lợi thế hơn trong công cuộc quảng bá như: tự do sử dụng thương hiệu FIFA trước và trong suốt thời gian diễn ra giải đấu; tiếp cận cơ hội marketing độc quyền, vé và khuyến mãi; độc quyền trong danh mục sản phẩm và xuất hiện trên các công cụ tài trợ xuyên suốt giải đấu,… Điển hình là Budweiser – thương hiệu bia tài trợ lâu năm của FIFA World Cup – đã sử dụng hashtag #lightuptheworldcup nhằm quảng bá slogan của mình bằng cách kêu gọi những người hâm mộ tham gia minigame để giành vé xem World Cup. Với chiến dịch thông minh cùng lợi thế tài trợ của mình, hãng đã đem về lượng lớn người dùng tương tác và quan tâm trong mùa hè 2018 trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

 

NHỮNG RỦI RO CHÍ MẠNG TRONG VIỆC TÀI TRỢ THƯƠNG HIỆU

Khi nhắc đến các nhà tài trợ kỳ cựu của giải đấu FIFA World Cup, không thể không kể đến các ông lớn như Coca-Cola, McDonald’s, Adidas,… Đây đều là những thương hiệu lớn có bề dày tiếng tăm trên toàn thế giới. Trong suốt chiều dài lịch sử World Cup, chúng ta chắc chắn sẽ thường xuyên bắt gặp những cái tên này hay logo thương hiệu của họ ở mọi nơi trong giải đấu, từ các sản phẩm như giày, nước giải khát, đồng phục của các đội tuyển cho tới băng rôn cổ động. Thế nhưng, bên cạnh việc bỏ ra một số tiền khổng lồ để nhận được những quyền lợi tương đương, việc tài trợ thương hiệu cũng không thể tránh khỏi các rủi ro tiềm ẩn. Hay nói đúng hơn, tài trợ thương hiệu chính là một canh bạc lớn trong giới Marketing.

Rủi ro đầu tiên cần kể đến là các nhà tài trợ phải chi một khoản tiền lớn để kích hoạt và truyền thông cho gói tài trợ này thay vì đầu tư theo hướng tiếp cận và gắn bó với khách hàng. Chính điều này sẽ làm “giới hạn” khả năng sáng tạo của các nhà tài trợ. Một ví dụ điển hình là trường hợp của Nike và Adidas, việc chú trọng đầu tư lớn vào hậu trường sản xuất truyền thông, media để mang lại trải nghiệm cho người dùng, điều hướng sự quan tâm của khán giả về phía mình đã khiến một bộ phận người dùng nghĩ rằng Nike là nhà tài trợ chính thức của World Cup chứ không phải là Adidas. Rủi ro này cho thấy tài trợ chưa chắc đã là con đường dễ dàng và tối ưu nhất dành cho các thương hiệu.

Bên cạnh đó, các nhãn hàng còn phải đối mặt với các ràng buộc pháp lý về hình ảnh và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra những tình huống trớ trêu trước truyền thông. Một sự kiện dở khóc dở cười đã xảy ra gần đây trong giải vô địch bóng đá châu Âu EURO 2020 khi mà cầu thủ nổi tiếng Cristiano Ronaldo đã gạt bỏ 2 chai Coca Cola khỏi ống kính phóng viên ở buổi họp báo và thay vào đó là câu nói “Hãy uống nước lọc cùng tôi”. Hành động này ngay lập tức khiến giá cổ phiếu của hãng đồ uống hàng đầu và cũng là nhà tài trợ chính thức cho sự kiện “bay màu” 4 tỷ USD. 

 

LƯỚT SÓNG NHỮNG CHIẾN DỊCH MARKETING MÙA WORLD CUP

Bên lề cuộc chiến tài trợ thương hiệu, các nhãn hàng chọn lối đi riêng cho mình cũng ra sức tung những chiến dịch Marketing lướt sóng hấp dẫn nhằm thu hút lượng lớn sự quan tâm của người hâm mộ toàn cầu. 

Marketing lướt sóng (marketing ăn theo) được hiểu là một chiến dịch tiếp thị có hình ảnh liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các sự kiện lớn nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng và giới truyền thông trong mùa lễ đó. Tuy nhiên, marketing lướt sóng đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế, nếu không sẽ chỉ là sự ăn theo phô trương và gượng gạo, thậm chí có thể gây hiệu ứng ngược như trường hợp của máy lọc nước Kangaroo.

Nhiều nhãn hàng đã khẳng định tài trợ thương hiệu chưa hẳn là một hướng đi tối ưu nhất thông qua những chiến dịch marketing nhận được sự quan tâm từ công chúng. Tại World Cup 2014, ngoài các TVCs khủng của Coca Cola hay McDonald, thì video của Stabilo – hãng bút Đức nổi tiếng cũng gây được nhiều sự chú ý. Nội dung TVC là quá trình chiếc bút Stabilo vẽ lại bàn thắng tuyệt vời của Van Persie trong trận đấu giữa Tây Ban Nha và Hà Lan. Không cần phải bỏ một đồng quảng cáo nào nhưng video này đã đạt con số 1,6 triệu lượt xem và được đăng tải miễn phí trên các diễn đàn báo chí. Nhiều nhãn hàng cũng tích cực tương tác với người hâm mộ trên toàn cầu, chẳng hạn như Pepsi đã tạo nên một cuộc thảo luận trên social media khi trao tặng cho người hâm mộ những phần quà hấp dẫn nếu chia sẻ và lan toả các bài đăng trên Fanpage của mình. Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa Biti’s Hunter với Pepsi trong phiên bản hợp tác quốc tế hay bộ sưu tập áo bóng đá cùng Ninomax đều là những sáng kiến đầy mới lạ của các thương hiệu khi trổ tài lướt sóng trong mùa FIFA World Cup.

 

MARKETING KHÔN LỎI – KHI ĐẠO ĐỨC ĐI LIỀN VỚI TÀI NĂNG

Marketing lướt sóng thường không bị chỉ trích vì nó nằm ở ranh giới của sự “có thể chấp nhận được” khi mang lại lợi ích cho khách hàng và không tấn công trực diện vào đối thủ cạnh tranh – vốn là người tài trợ cho sự kiện. Trong khi đó, marketing khôn lỏi đặt ra các vấn đề về đạo đức khi mang những dấu hiệu của sự gian dối, mạo danh, chiếm đoạt thành quả của người khác. Vấn đề của marketing khôn lỏi là ở chỗ không có quy định nào của pháp luật có thể trừng phạt được cách làm này mà chỉ có thể trông chờ vào sự tự giác của các nhãn hàng.

Marketing khôn lỏi/du kích (ambush marketing) là phương thức sử dụng truyền thông để người tiêu dùng và công chúng hiểu nhầm nhãn hàng chính là nhà tài trợ hoặc đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức sự kiện đó. Marketing khôn lỏi cũng tìm cách xuất hiện nổi bật ngay tại các mùa lễ lớn (thường là những sự kiện văn hóa, thể thao). Đơn cử là cuộc đối đầu của hai “ông trùm” thời trang thể thao, Adidas và Nike. Là nhà tài trợ chính thức của giải đấu, Adidas đã phải chi một con số khổng lồ để kích hoạt và truyền thông cho gói tài trợ, khiến cho đối thủ của họ – Nike, thừa thế tung ra các TVCs bóng đá chất lượng, đẩy mạnh sản xuất media để tối ưu hóa trải nghiệm cho người dùng, điều phối dư luận tập trung về phía mình. Chính vì sự khác biệt này trong tương quan truyền thông (share of voice) đã khiến nhiều người lầm tưởng Nike là nhà tài trợ chính thức cho giải đấu World Cup thay vì Adidas.

 

LỜI KẾT

Nhìn chung, tài trợ thương hiệu hay các chiến dịch Marketing lướt sóng đều có những điểm mạnh và hạn chế khác nhau, và dù thương hiệu có chọn cách nào đi chăng nữa thì việc quản trị rủi ro cũng luôn phải được ưu tiên hàng đầu nếu muốn cho ra những chiến dịch Marketing thành công vượt trội. Vấn đề cốt lõi nằm ở cách các thương hiệu khéo léo “mài giũa” những phương pháp Marketing đó trở thành một vũ khí tiếp thị lợi hại, tận dụng tối đa những hiệu quả truyền thông mà các chiến lược trên mang lại để quảng bá cho thương hiệu của mình.

Qua những ví dụ điển hình đã được đề cập trong bài viết, hãy cùng Margroup đón xem các thương hiệu sẽ rút ra bài học gì và vận dụng những kinh nghiệm quý báu này như thế nào trong những chiến dịch sau nhé!

Người viết: Tổng hợp

Thiết kế: Trúc Linh

Nguồn: brandsvietnam, eliteprschool, agencyvn

BANNER MAREDU

CUSTOMER-CENTRIC MARKETING VÀ THÀNH CÔNG TRONG THẤU HIỂU KHÁCH HÀNG TỪ NHỮNG THÔNG ĐIỆP CÁ NH N

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong những năm gần đây đòi hỏi các doanh nghiệp phải đề ra những chiến lược phù hợp nhất để có thể thu hút thêm được khách hàng của họ. Một trong những chiến lược đang dần thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp chính là Customer-Centric: Lấy khách hàng làm trung tâm trong các hoạt động kinh doanh. Chiến lược này được nhiều nhà kinh tế đánh giá là một trong những yếu tố cốt lõi cho sự tăng trưởng bền vững của các doanh nghiệp. Hãy cùng Margroup theo dõi bài viết sau đây để có một cái nhìn sâu sắc hơn về Customer-Centric Marketing thông qua các case study từ các thương hiệu lớn bạn nhé!

 

CHỌN KHÁCH HÀNG LÀM KIM CHỈ NAM – MỘT HƯỚNG ĐI BỀN VỮNG

Customer-Centric, tạm dịch là Lấy khách hàng làm trung tâm, là một chiến lược kinh doanh chọn khách hàng là yếu tố cốt lõi trong mọi quyết định của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp ưu tiên những mong muốn của khách hàng, họ sẽ khai thác được thêm nhiều thông tin hơn, nắm bắt được những xu hướng và thị hiếu của thị trường hơn. Bên cạnh đó đây cũng là một nguồn dữ liệu hữu ích mà mọi doanh nghiệp luôn tìm kiếm. Nguồn dữ liệu quý giá này sẽ được dùng để doanh nghiệp đề ra những chiến lược phát triển phù hợp và đột phá trong tương lai nhằm tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng của họ. Khi chọn chiến lược này, không chỉ khách hàng nhận được những giá trị họ đang tìm kiếm ở sản phẩm mà doanh nghiệp cũng giữ chân được khách hàng, tạo dựng được lòng trung thành của họ và thúc đẩy một sự thăng tiến vượt trội của công ty. Cụ thể, một nghiên cứu của Deloitte and Touche đã chứng minh rằng các công ty lấy khách hàng làm trung tâm có lợi nhuận cao hơn 60% so với các công ty không tập trung vào nhu cầu khách hàng.

Customer-Centric Marketing hay Tiếp thị lấy khách hàng làm trung tâm là cách tiếp cận ưu tiên những nhu cầu và lợi ích của khách hàng trong mọi quyết định marketing, bao gồm quảng cáo, bán hàng và quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Sự thành công của một chiến lược Customer-Centric Marketing đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về lý do khách hàng cần những gì mà công ty đang cung cấp. Hơn nữa, mục tiêu của Customer Centric Marketing hướng đến cuối cùng không chỉ là tăng trưởng kinh doanh mà còn làm cho khách hàng cảm thấy sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp có thể cải thiện một số khía cạnh trong công việc hoặc cuộc sống của họ.

 

TẠI SAO VIỆC LẤY KHÁCH HÀNG LÀ TRUNG TÂM ĐEM LẠI NHIỀU GIÁ TRỊ CHO DOANH NGHIỆP ?

Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và lắng nghe nhu cầu của họ không chỉ tạo dựng lòng trung thành lâu dài mà còn mang lại nhiều lợi ích tài chính lớn. Trung bình, việc thu hút một khách hàng mới có chi phí cao gấp 5 lần so với việc giữ một khách hàng hiện tại và chi phí marketing lên đến 30 lần. Tuy nhiên, chỉ cần tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng lên 5% có thể tăng lợi nhuận của doanh nghiệp từ 25% đến 95%!

Khi một doanh nghiệp không đặt cảm nhận khách hàng của họ lên làm yếu tố hàng đầu, doanh nghiệp đó dễ dàng đưa ra những quyết định bất lợi cho sự phát triển của công ty. Những nguồn tài nguyên được đầu tư và những sản phẩm được xây dựng sẽ không phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Khách hàng không nhận được những giá trị mà họ đang tìm kiếm ở thương hiệu, từ đó họ mất đi thiện cảm, sự cân nhắc sử dụng hàng hóa của doanh nghiệp. Một nghiên cứu đã cho thấy 97% người tiêu dùng phần nào có xu hướng trở nên trung thành hơn với một công ty lắng nghe phản hồi của họ, trong khi 55% người tiêu dùng cho biết họ không có khả năng tiếp tục là khách hàng của một công ty bỏ qua phản hồi từ người dùng. Điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của thương hiệu, thậm chí là sự tồn tại lâu dài của thương hiệu trên thị trường.

Ngược lại, một doanh nghiệp luôn ưu tiên điều khách hàng mong muốn sẽ luôn đưa ra được những quyết định thỏa mãn mong đợi của thị trường. Những sự đầu tư về nhân lực và vật lực sẽ không bị lãng phí mà được sử dụng hiệu quả giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận những sản phẩm của doanh nghiệp và giải quyết được những vấn đề trong cuộc sống của họ. Người dùng cảm nhận được sự trân trọng từ nhãn hàng mà họ đã lựa chọn. Từ đó, mối liên hệ giữa khách hàng, doanh nghiệp và sản phẩm sẽ trở nên bền vững hơn. 

 

THẤU HIỂU ĐƯỢC KHÁCH HÀNG LÀ MỘT QUÁ TRÌNH KHÔNG ĐƠN GIẢN 

Quá trình một doanh nghiệp chuyển hướng tư duy thành Customer-Centric là một quá trình đầy gian nan và thử thách. Nó yêu cầu doanh nghiệp có những sự đầu tư nhất định về vật chất, thời gian và cả tinh thần. Bên cạnh đó, khi những nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi, doanh nghiệp cũng phải liên tục đổi mới, sáng tạo và thích nghi để có thể thỏa mãn được những nhu cầu đó. 

Nhưng cũng nhờ có sự đầu tư đó, những lợi ích mà doanh nghiệp nhận lại cũng không hề nhỏ. Khách hàng mới là rất khó tìm, vì vậy việc củng cố lòng tin của những khách hàng sẵn có là một phương pháp tối ưu hơn rất nhiều. Nhiều doanh nghiệp trên thị trường hiện nay cũng đã quyết định lựa chọn áp dụng chiến lược này vào những hoạt động kinh doanh của họ. Dù khách hàng mục tiêu của họ có là bất kì ai, giới tính nào và độ tuổi nào, hay ngành hàng mà doanh nghiệp lựa chọn, từ công nghệ đến làm đẹp, Customer Centric đều có thể giải quyết được những bài toán khó của doanh nghiệp đó. Những thành quả họ nhận được đang ngày càng khả quan hơn đúng như những mục tiêu ban đầu được đề ra, và góp phần làm cho sự phát triển của thương hiệu trở nên ngày một bền vững.

 

BỨT PHÁ ĐỂ THÀNH CÔNG – TỰ TIN ĐỂ KHẲNG ĐỊNH CHÍNH MÌNH

Và để phát triển thương hiệu bền vững trong bối cảnh hiện đại ngày nay, Customer Centric thật sự là một giải pháp quả hiệu bởi những lợi ích cực kì to lớn về mặt thương hiệu lẫn độ tiếp cận khách hàng nhưng cũng đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải thích nghi và đổi mới. Vậy làm cách nào mà các doanh nghiệp áp dụng Customer Centric thành công khi đứng trước sự cởi mở của thông tin xã hội?

Realme – Một thương hiệu công nghệ cung cấp điện thoại thông minh và sản phẩm IoT chất lượng. Họ đã nhận thấy rằng thời kì công nghệ 4.0 đã mở nhiều cơ hội hơn cho các bạn trẻ tiến lên những hướng mở mới, những mục tiêu phấn đấu mới cho tương lai và những khát khao khẳng định bản thân. Và để góp phần thực hiện hóa được này cùng với sự phát triển của công nghệ, các bạn trẻ sẽ cần có sự hỗ trợ từ các thiết bị thông minh để cất lên tiếng nói của bản thân và tiếp cận những thông tin hữu ích trong xã hội . 

Nắm bắt và thấu hiểu tâm lý này của các bạn trẻ, realme với định hướng tạo ra những sản phẩm dành cho giới trẻ năng động và sáng tạo, thể hiện khát vọng, tinh thần tự khẳng định chính mình. Họ thật sự nghiêm túc với mục tiêu của mình và họ tập trung chuyên sâu vào việc nghiên cứu, khai thác đặc điểm tính cách/hành vi của các bạn Gen Z, lấy họ là trung tâm của các sản phẩm lẫn chiến dịch. Nhờ đó, các sản phẩm của realme ngày càng đột phá về mặt công nghệ nhưng vẫn giữ sự tinh tế trong từng chiến dịch/sản phẩm mà họ gửi gắm. Với thông điệp Dare To Leap – Dám Sống Trội, realme dường như đã trở thành người bạn đồng hành của giới trẻ, đặc biệt là thế hệ Gen Z, trên hành trình khẳng định bản sắc cá nhân. Chính vì vậy, hai yếu tố “trẻ” và “trội” đã và đang trở thành một phần trong “DNA thương hiệu” của realme. 

Họ thật sự đã tạo ra những sản phẩm dành cho giới trẻ năng động và sáng tạo, thể hiện khát vọng, tinh thần tự khẳng định chính mình. Đôi khi đơn giản chỉ là tận dụng ngôn ngữ giới trẻ để quảng bá sản phẩm lẫn ý nghĩa chiến dịch nhưng lại tạo nên sự bùng nổ sức mạnh của mạng xã hội.Từ đó,realme đã tác động các bạn trẻ và từ các bạn ấy tác động tới nhiều mảng khác nhau như thời trang, âm nhạc,…nhằm lan tỏa thông điệp tới nhiều phân khúc thị trường khác.

Có thể nói, Customer-centric đóng góp những thành quả cực kỳ to lớn cho thương hiệu. Đôi khi chỉ đơn giản là sự quan tâm, thấu hiểu và tôn trọng khách hàng thông qua từng sản phẩm, chiến dịch nhưng thứ mà doanh nghiệp nhận lại là sự trân trọng quý giá của khách hàng. Nhờ đó, ta có thể thấy được realme thật sự rất tinh tế khi “bứt phá” tạo nên một luồng gió mới, một cái nhìn mới “trẻ trung hơn” nhưng vẫn thể hiện được bản sắc của thương hiệu thông qua  từng câu chuyện, khía cạnh của các bạn gen Z.

 

THẤU HIỂU TỪNG CHI TIẾT – NỔI BẬT TỪ VẺ ĐẸP ĐÍCH THỰC

Việc đặt khách hàng làm trung tâm không chỉ là thấu hiểu những vấn đề của họ mà còn là đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại. Giữa bối cảnh nhịp sống hối hả hiện đại, nhu cầu làm đẹp ngày càng gia tăng, phái nữ luôn cần những sản phẩm trang điểm tiện dụng, linh hoạt, tiết kiệm thời gian, đồng thời tôn vinh những đường nét ngọt ngào, tự nhiên và riêng biệt của bản thân. Thấu hiểu những nỗi lòng đó, Essance ra đời để đáp ứng những nhu cầu thiết thực của phái nữ Việt. Có mặt tại thị trường Việt Nam từ năm 1997, Essance là một trong những nhãn hàng tiên phòng trong việc đồng hành cùng phái nữ trong việc làm đẹp từ những ngày đó.

Đồng hành cùng sứ mệnh thấu hiểu phụ nữ Việt, Essance truyền tải thông điệp “Embrace True Beauty” – nơi vẻ đẹp đích thực cần được tỏa sáng thông qua các sản phẩm tự nhiên. Trong cuộc sống hiện đại, mỗi người phụ nữ đều sở hữu những vẻ đẹp rất riêng, cá tính mà chẳng cần phải theo những chuẩn mực khắt khe nào cả. Giá trị cốt lõi mà Essance muốn truyền tải tới phái nữ là sự tự yêu lấy và chăm sóc chính bản thân mình. Có thể nói, Essance đã mang đến một câu chuyện về sự tự tin trên hành trình tỏa sáng của mình không chỉ cho phụ đẹp Việt nói riêng mà còn cả phái nữ nói chung thông qua các sản phẩm của mình.

Essance với sứ mệnh tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ, không chỉ là “chuyên gia” chăm sóc da mà còn là một “người bạn” thực sự thấu hiểu những vấn đề trăn trở của họ. Qua thời gian, từng đối tượng sẽ có những đặc điểm, tính cách và xu hướng xã hội khác nhau, Essance luôn làm mới bản thân mình để đáp ứng và thích nghi trước những thay đổi đó của người tiêu dùng. Bằng chứng là cuối năm 2019 – đầu năm 2020, Essance đã tái tung với diện mạo hoàn toàn mới để có thể phù hợp với xu hướng của các bạn trẻ thông qua bao bì, công thức cải và format sản phẩm. Với những dòng sản phẩm đa dạng của mình, từ làm đẹp đến chăm sóc da, Essance đã “biến tấu” chúng để trở nên phù hợp với làn da của của người Việt. Phụ nữ giờ đây có thể tự tin sải bước mà không cần phải lo ngại những vấn đề về da mà trước đây họ luôn trăn trở.

Sau hơn 20 năm bước chân vào thị trường Việt Nam, Essance đã đánh dấu những cột mốc phát triển không ngừng và ngày càng khẳng định được vị thế vững chắc của mình trong lòng người tiêu dùng nói chung và phái nữ Việt nói riêng. Nhờ những nỗ lực trong việc thấu hiểu khách hàng, Essance đã “thổi hồn” vào từng sản phẩm của mình với những thông điệp tích cực, góp phần lan tỏa giá trị thương hiệu ngày càng thành công và lớn mạnh.

 

LỜI KẾT

Hiện nay, khi thị trường ngày càng cạnh tranh hơn, bất kỳ một thương hiệu lớn nhỏ nào cũng cần phải xác định cho mình một mục tiêu: đó là đặt khách hàng làm trung tâm (Customer Centric Marketing), là chủ thể của sản phẩm và dịch vụ. Nghiên cứu khách hàng và thấu hiểu hành vi tiêu dùng của họ trở thành một nền tảng cơ bản trong việc vận hành và phát triển của doanh nghiệp. Qua đó, các sản phẩm và dịch vụ sẽ luôn được cải tiến nhằm đáp ứng kịp thời những nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Đó luôn là yếu tố cốt lõi cho quá trình phát triển bền vững.

 

Biên tập: Thu Vân, Đông Thiên, Hữu Danh

Thiết kế: Quang Tới, Minh An

Nguồn: Advertisingvietnam.com, miraway-cetm.com, Helpscout.com, dantri.com, Essance Viet Nam

maredu.COVER

HÀNH TRÌNH CHINH PHỤC PHÁI ĐẸP THÔNG QUA NHỮNG CHIẾN DỊCH MARKETING ẤN TƯỢNG

Sự thay đổi trong giá trị và cuộc sống của nữ giới đang mở ra cho các doanh nghiệp những phương pháp tiếp thị khác biệt và hiệu quả hơn, thổi bùng lên làn sóng marketing hướng đến việc chinh phục những thấu cảm sâu bên trong người phụ nữ. Nữ quyền và đa dạng khía cạnh về phụ nữ cũng được các thương hiệu phản ánh rõ nét thông qua các chiến dịch truyền thông ấn tượng, đặc biệt là trong các dịp lễ như 20/10. Cùng Margroup theo dõi bài viết sau đây để khám phá hành trình thương hiệu tôn vinh phụ nữ và chinh phục đối tượng khách hàng này như thế nào thông qua các case study thực tế nhé!

PHÁ VỠ ĐỊNH KIẾN – TÔN VINH PHỤ NỮ VIỆT

Theo cùng với sự tiến bộ của xã hội, góc nhìn thời đại về hình tượng người phụ nữ ngày càng đổi mới và cởi mở hơn khi những định nghĩa theo lối mòn về họ đang dần được phá vỡ. Được xem là “thị trường mới nổi” lớn nhất trên thế giới (số liệu năm 2018 từ tập đoàn Ernst & Young), phái nữ đã và đang trở thành đối tượng mà các thương hiệu đặc biệt ưu ái trong các chiến dịch Marketing, chính điều này tạo ra xu hướng tiếp thị đến nữ giới mạnh mẽ và dần trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Tuy nhiên không có gì là dễ dàng, Marketing đến phái nữ đầy tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp cần có tư duy tiếp thị đổi mới để tiếp cận một cách hiệu quả nhằm đưa ra các chiến dịch thành công chạm đến được insight của phái đẹp.

Những chiến dịch về phụ nữ luôn có sức hút nhất định và được khai thác trong nhiều khía cạnh khác nhau, không còn gò bó theo những khuôn mẫu nhất định như trước. Sự khao khát bình đẳng, nâng cao giá trị bản thân, tự tin là chính mình ở người phụ nữ đã được các nhãn hàng nắm bắt, thấu hiểu và thể hiện một cách tinh tế qua nhiều chiến dịch. Những giá trị của họ cũng được nhãn hàng khai thác và nhìn nhận không chỉ với vai trò là người mẹ, người vợ trong gia đình mà còn là cái nhìn vượt lên trên cả định kiến, thực hiện bình đẳng giới trong xã hội. Và các dịp lễ luôn là cơ hội đặc biệt để tăng tương tác và mang lại doanh số cho doanh nghiệp. Mùa 20/10 sắp tới, hãy cùng nhìn lại những chiến dịch Marketing thành công với những TVC ấn tượng từ các thương hiệu để xem cách thương hiệu tôn vinh giá trị và khẳng định vị thế, vai trò của phái nữ trong xã hội hiện đại là như thế nào nhé!

 

GIÁ TRỊ ĐẾN TỪ YÊU THƯƠNG VÀ THẤU CẢM

Việc khai thác hình tượng người phụ nữ và đi sâu vào nội tại của họ trong khía cạnh gia đình là một cách tiếp cận không quá xa lạ đối với các thương hiệu. Ngày nay, tuy phụ nữ hiện đại không còn bị định nghĩa một cách “đóng khung” với vai trò người mẹ, nhưng khi xoáy sâu vào mặt giá trị, “thiên chức làm mẹ” của nữ giới vẫn luôn là một điều thiêng liêng nhất mà ta không thể phủ nhận. Nhà khởi xướng chiến dịch “Phụ nữ không phải đồ vật” – Madonna Badger từng khẳng định: “Giá trị của phụ nữ không nằm ở cân nặng, chiều cao hay một bộ phận cơ thể nào, mà nằm ở chính bản thân họ, những gì họ nói, những việc họ có thể làm.” Có thể thấy, giá trị đến từ yêu thương và thấu cảm luôn là một thông điệp ý nghĩa, chạm được đến xúc cảm của người dùng. Chiến dịch tạo được hiệu ứng sâu đậm trên thị trường và khơi gợi khát khao tiềm ẩn bên trong người phụ nữ với vai trò là người mẹ đã được Viettel và Manulife làm khá tốt.

Viettel với TVC cảm động “Tôi ghét mẹ tôi” đã gây tiếng vang và nhận được nhiều phản hồi tích cực với thông điệp ý nghĩa về tình mẹ con đầy cảm động của hai nhân vật trong đoạn phim ngắn. Mở đầu với câu nói “Tôi ghét mẹ tôi” của cô con gái gây chấn động cả hội trường, thế nhưng hằn sâu trong câu nói này là tình yêu mẹ rất đỗi chân thành của cô bé. Đằng sau những mâu thuẫn thường ngày và sự khó tính, gắt gỏng của người mẹ là những yêu thương, lo lắng mẹ dành trọn cho con. Kịch bản gây bất ngờ khi cuối clip cô bé đã bày tỏ nỗi lòng và tình yêu thương dành cho mẹ khi hiểu tất cả những lo toan vất vả của mẹ và mong muốn mẹ có được một ngày lễ vui vẻ. Campaign “Tôi ghét mẹ tôi” của Viettel Telecom đã tạo ra những điểm chạm và đánh mạnh vào tâm lý khách hàng với câu chuyện xúc động đến bật khóc. Đây xứng đáng được liệt kê vào Top 1 của những chiến dịch đình đám chạm đến xúc cảm với thông điệp ý nghĩa: Hãy yêu thương theo cách riêng và dành tặng Mẹ những điều tuyệt vời nhất.

Nói về những nỗi vất vả khó khăn của người mẹ trong quá trình mang thai, Manulife với đoạn phim ngắn mang thông điệp “Thấu cảm luôn là món quà tuyệt vời nhất” đã làm tan chảy trái tim người xem xuyên suốt clip thông qua lời kể của em bé trong bụng mẹ. Sự thấu cảm chính là món quà tuyệt vời nhất mà bảo hiểm Manulife muốn dành tặng cho những người phụ nữ trong gia đình khi đã vượt qua bao khó khăn vất vả để mang những sinh linh nhỏ bé tuyệt vời đến với cuộc sống này. Người chồng cũng nên dành tặng vợ sự quan tâm và thấu hiểu, đó chính là món quà ý nghĩa người phụ nữ mong muốn. Được sản xuất dưới sự phối hợp với Dinosaur, đoạn video của Manulife đã truyền tải được những thông điệp thực sự ý nghĩa, tôn vinh người phụ nữ, người mẹ của gia đình với những giá trị đích thực và thiêng liêng đi kèm sự thấu hiểu và yêu thương trọn vẹn.

 

CHẤT XÚC TÁC MẠNH MẼ CỦA TÌNH YÊU VÀ HÔN NHÂN

Ngoài gắn liền với hình ảnh người mẹ yêu thương con cái và gia đình, người phụ nữ còn được thể hiện thông qua hình tượng trong tình yêu và hôn nhân. Có thể nói, tình yêu của người phụ nữ là tình cảm mãnh liệt, cháy bỏng một cách âm thầm nhưng đầy rạo rực. Nắm bắt được chất liệu đó, các nhãn hàng đã biến hóa những câu chuyện của phái đẹp trở thành một phần câu chuyện thương hiệu của chính mình.

Tiếp nối với những thành công trước đó, thương hiệu giày Việt Juno đã tung ra đoạn TVC ngắn nhằm quảng bá cho chiến dịch khuyến mãi trong dịp 8/3 vào năm 2018. Đoạn TVC là hình ảnh hai người phụ nữ “chia đôi màn hình” đang thực hiện công việc hằng ngày của họ, từ việc gia đình đến nơi công sở. Đó chính là hình ảnh ẩn dụ cho sự lo toan, vất vả của người phụ nữ trong suốt một ngày dài. Đoạn video kết thúc bằng việc người chồng tự tay gói hai món quà là chiếc túi xách và giày để dành tặng cho người mình yêu. Qua chiếc TVC này, Juno gửi gắm  một câu chuyện ý nghĩa như một lời tri ân đặc biệt dành cho khách hàng  nhân dịp Quốc tế phụ nữ 8/3.

Cùng khai thác vào nội dung này, Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn đã “ghi điểm” đối với công chúng thông qua chiến dịch quảng bá của mình. Thước phim đã ghi lại cuộc sống hằng ngày của ba người phụ nữ khác nhau, nhưng tất cả đều có một điểm chung, họ đều đang cảm thấy lạc lõng giữa cuộc hôn nhân của chính mình. Qua đó, thương hiệu đã truyền tải thông điệp: Phụ nữ hãy tự yêu thương chính bản thân mình, bởi tình yêu hay hôn nhân cũng chỉ là một phần của cuộc sống. Với mạch chuyện chạm đến nỗi lòng của những người phụ nữ, Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn đã dẫn khách hàng hòa mình vào câu chuyện của thương hiệu và được đánh giá là một chiến dịch về người phụ nữ ấn tượng trên thị trường hiện nay.

 

ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ VÀ KHÁT KHAO SỰ CÔNG NHẬN

Theo suốt quá trình của lịch sử nhân loại, người phụ nữ luôn đấu tranh để đạt được sự công nhận từ cộng đồng, được hưởng những quyền lợi mà lẽ ra họ xứng đáng được nhận. Đó cũng chính là một vấn đề mà xã hội hiện đại của chúng ta đặc biệt quan tâm. Các thương hiệu đã khéo léo lồng ghép những hình ảnh về người phụ nữ vào các chiến dịch của mình, như một lời tri ân và phá bỏ rào cản giới tính trước công chúng.

Điển hình chúng ta không thể nào không nhắc đến chiến dịch “Driven Woman” của Uber nhằm tôn vinh và xóa bỏ sự kì thị của xã hội với những người nữ tài xế hiện nay. Đây được xem là thực trạng tại nhiều quốc gia ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam khi mà nghề lái xe được rất nhiều phụ nữ lựa chọn. Đoạn phim là sự kết hợp của những người phụ nữ phá vỡ khuôn mẫu, định kiến của xã hội để theo đuổi ước mơ cầm tay lái. Đặc biệt, #DrivenWoman – Phụ nữ làm chủ tay lái” còn là một thước phim ẩn dụ về trách nhiệm cân bằng cuộc sống của người phụ nữ đối với gia đình và con cái.

Và gần đây nhất, chiến dịch “Chính nữ” của thương hiệu mỹ phẩm toàn cầu L’Oréal đã làm khuấy đảo thị trường Marketing Việt Nam với sự xuất hiện hàng loạt của các KOLs, Influencers và hàng trăm đầu báo trên khắp cả nước. Điểm nhấn của chiến dịch này chính là chiếc TVC đại diện cho tiếng nói của phái đẹp với những định kiến của thời đại cùng sự góp mặt của Giang Ơi, Phạm Quỳnh Anh và Lynk Lee. Vượt ra khỏi những điều đó, họ can đảm và bước ra khỏi vùng an toàn của mình, và làm chủ những điều mà họ thực sự muốn. Đó cũng cũng là câu chuyện thông điệp mà L’Oreal muốn mang đến: “Không phải nhân vật phụ trong câu chuyện của bất kỳ ai. Bạn là nhân vật chính trong câu chuyện của mình”. L’Oréal đã lồng ghép khéo léo hình ảnh thương hiệu của mình từ sản phẩm cho đến tông màu chủ đạo đỏ – đen để nhằm tạo sự liên kết chặt chẽ và gây ấn tượng cho người xem ngay từ những giây phút đầu tiên. Có thể nói, Chính nữ là một trong những chiến dịch thành công trong hành trình tôn vinh phái đẹp nửa đầu năm 2021.

 

XU HƯỚNG THỜI ĐẠI MỚI: ĐỊNH NGHĨA LẠI “NỮ TÍNH”

Một trong những định kiến lớn nhất mà người phụ nữ dù cho trong quá khứ hay hiện tại đều phải đối mặt chính là bị gán cái mác “nữ tính”. Sự nữ tính dưới con mắt của người khác dường như là một bức tường vô hình ngăn cản họ thoát ra khỏi những giới hạn của bản thân. Chúng ta luôn quan niệm rằng người phụ nữ là người vun vén hạnh phúc gia đình, là người nội trợ quán xuyến việc nhà, là người mẹ phải hết lòng chăm lo cho con chứ không phải là một doanh nhân với sự thành công ngoài xã hội; hay người phụ nữ thường bị mặc định là “yếu đuối”, cần được bảo vệ, chở che và bị phớt lờ đi sức mạnh hay những giá trị mà họ mang đến cho cộng đồng.

 

Mặc cho những định kiến đó, người phụ nữ trong xã hội hiện đại dần từng bước thoát ra khuôn mẫu của chính mình mà dần dần khẳng định vị thế. Có thể thấy ngay trong bộ máy vận hành của các tổ chức, các nhà lãnh đạo nữ đã thể hiện nổi bật ở những giá trị “nữ tính” của mình như sự hợp tác, sự kiên nhẫn và lắng nghe, đồng thời họ cũng làm tốt những vai trò “nam tính” như tính chủ động và đổi mới.

Tuy nhiên, việc vận dụng nữ quyền vào câu chuyện của thương hiệu nên được khai thác một cách tinh tế nhằm tránh việc biến nó thành trào lưu nhất thời hay là một công cụ chống đối xã hội. Vị thế của người phụ nữ đang dần được khẳng định vì vậy các câu chuyện cũ sẽ không còn là những chất liệu phù hợp, các thương hiệu nên tập trung khai thác những khía cạnh mới, vẻ đẹp muôn màu muôn vẻ của người phụ nữ với những vai trò đa dạng hơn. Chắc chắn với những chiến lược đúng đắn và phù hợp, thương hiệu có thể thành công trong hành trình chiếm trọn trái tim và lòng tin không chỉ đến từ phái nữ mà còn chiếm trọn yêu thương trong lòng công chúng.

 

LỜI KẾT

Nhận thức được vai trò quan trọng của phụ nữ trong xã hội ngày nay, các thương hiệu đã và đang dần nỗ lực trong việc xây dựng các chiến dịch truyền thông về phái nữ nhằm truyền tải những thông điệp nữ quyền tích cực, lan tỏa giá trị nhân văn đến cộng đồng và tạo được hình ảnh tốt trong công chúng. Với thị trường đầy rẫy thách thức, để thực sự thành công trên chặng đường marketing đến nữ giới đòi hỏi thương hiệu cần linh hoạt và có những góc nhìn đa dạng hơn về phái nữ. Từ đó, thương hiệu có thể xây dựng được những chiến lược hiệu quả để tiếp cận, hướng đến giá trị nữ quyền tiến bộ, tạo bước tiến thành công và thúc đẩy sự tăng trưởng một cách bền vững. 

 

Biên tập: Ngân Kiều, Hữu Danh

Thiết kế: Minh Anh, Thu Vân

Nguồn: BrandsVietnam, MarketingAI

bannerweb

HÀNH TRÌNH CỦA RAP – CÓ PHẢI CHỈ LÀ TRÀO LƯU GIỚI TRẺ?

Rap đã từng được xem như âm nhạc của “thế giới ngầm”, dòng nhạc vốn chịu nhiều định kiến. Thế rồi, Rap dần bước ra ánh sáng và trở nên xu hướng, tạo nên làn sóng xôn xao trên khắp các kênh giải trí truyền thông trong suốt năm 2020. Rap Việt và King of Rap là hai chương trình đem Rap đến gần với thị trường đại chúng hơn, chưa bao giờ Rap được nhắc đến ở mọi nơi và hiện diện mạnh mẽ đến thế trong đời sống âm nhạc tại Việt Nam. Nhờ vào làn sóng ấy, Rap không chỉ là tiếng nói của thế hệ mà Rap còn trở nên tiếng nói của những thương hiệu. Vậy việc Rap trở nên thịnh hành với giới trẻ như thế có phải chỉ là một trào lưu nhất thời hay vì một lý do nào khác? Hãy cùng Margroup lý giải xu hướng này nhé.

moon banner

NHỮNG XU HƯỚNG MARKETING DẪN ĐẦU MÙA TRUNG THU 2020

Trong thế giới Marketing, xu hướng là một trong những yếu tố cơ bản có ảnh hưởng nhất định đối với hành vi người tiêu dùng ngày nay. Để minh chứng cho điều này, “rõ nét” nhất phải kể đến một trong những nguyên nhân chính tạo nên các xu hướng là những thông tin hoặc sự kiện thu hút người tiêu dùng khi họ tiếp xúc hàng ngày. Vậy thì theo bạn những xu hướng Marketing Trung thu 2020 đang dẫn đầu trên thị trường hiện nay là gì? Để trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng Margroup cập nhật những xu hướng dưới đây và chia sẻ cảm nghĩ của bạn nhé. 

 

TRUNG THU – MỘT NÉT VĂN HÓA Á CHÂU

 

Bên cạnh Tết Nguyên Đán thì đối với những người “con Rồng cháu Tiên”, Tết Trung thu cũng chính là một dịp vô cùng quan trọng để cả gia đình có thể quây quần bên nhau trong ngày này. Theo truyền thống văn hóa châu Á, trung thu sẽ diễn ra vào ngày 15/08 Âm lịch hằng năm và ngày 01/10 Dương lịch chính là Tết Trung thu năm nay

 

 

NHỮNG XU HƯỚNG MARKETING TRUNG THU 2020 

 

Có thể bạn đã biết, trung thu mọi năm thường sẽ là “thời cơ tốt” để các doanh nghiệp có thể kinh doanh các mặt hàng. Để tạo lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp của mình, họ phải “nhanh nhạy” trước những xu hướng và thậm chí là dẫn đầu xu hướng. Vì vậy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem những xu hướng nào dự đoán sẽ “làm mưa làm gió” trong mùa trung thu năm nay nhé. 

 

 

Storytelling Marketing 

 

Đây là phương pháp Marketing tạo ra trải nghiệm thương hiệu thông qua kể chuyện, âm thanh, hình ảnh và sự hoà hợp của các yếu tố biến khách hàng thành trung tâm câu chuyện, thúc đẩy lợi nhuận doanh nghiệp. 

Theo trang OneSpot – 92% khách hàng muốn thưởng thức quảng cáo bằng câu chuyện. Việc tập trung vào Storytelling Marketing giúp thương hiệu tăng cao số lượt truy cập website và tỷ lệ mua hàng tăng gấp ba, thậm chí gấp năm lần. 

Điển hình cho xu hướng này chính là “The Tale of Cuoi” của The Coffee House, đặc trưng bởi Công nghệ Thực tế Ảo (AR) kể từ khi ra mắt đã gây tiếng vang và nhận được sự quan tâm, yêu mến từ người tiêu dùng. Năm 2018, hãng đặc biệt tập trung vào bao bì sản phẩm của mình bằng cách biến tấu của một chiếc lồng đèn “ẩn mình” dưới cái mác bao bì đơn thuần và phá cách trong việc kết hợp sắc xanh, trắng tạo nên sự khác biệt nhưng vẫn tạo nên tổng thể hài hòa.

Đến với năm 2019, Brand này vẫn giữ nguyên màu sắc chủ đạo. Tuy nhiên, “Món quà mùa trăng” với mẫu mã dù có phần sang trọng hơn nhưng lại không lạ mắt như năm trước đó. Bên cạnh đó, cũng trong mùa trung thu năm này, The Coffee House đã tung ra một MV ca nhạc thiếu nhi với giai điệu vui tươi, nội dung hấp dẫn, hình ảnh và ngôn từ sáng tạo, cả MV đều được trau chuốt kỹ lưỡng để phù hợp với thời đại kỹ thuật số ngày nay. 

 

Và trở lại năm 2020, “The Tale of Cuoi” không làm công chúng thất vọng khi không chỉ là một hộp bánh bình thường mà còn là một quyển sách khơi gợi sự tò mò của người được nhận về câu chuyện được ẩn chứa bên trong. Hơn thế nữa, The Coffee House đã thực sự “chơi lớn” khi tung hẳn một thước phim ngắn chỉ vỏn vẹn 5 phút hơn không chỉ thu hút mà còn thật sự ý nghĩa. 

Câu chuyện được mở đầu qua lời dẫn khá “rùng rợn” về truyền thuyết Quái vật Tận thế đã “nuốt chửng” trăng tròn. Để mang Mặt Trăng quay trở lại thì “Bộ Tứ” gồm chú Cuội, chị Hằng, Thỏ Ngọc và Dế Mèn phải đảm nhận nhiệm vụ đi tìm bốn nguyên liệu “báu” và “xa tận góc trời Việt Nam” giúp Trâu Thợ Bánh làm nên chiếc bánh trung thu “hoàn mỹ nhất”. Với hình ảnh minh họa sinh động, cốt truyện sáng tạo trên nền nhạc mang âm hưởng truyền thống Việt Nam, đây không chỉ là một câu chuyện Trung thu, mà còn là một lời nhắn nhủ tới tuổi thơ trong mỗi người. Hay đúng hơn là một lời tâm tình: “Dù vũ trụ có quay cuồng đến đâu thì mỗi chúng ta luôn có một nơi trở về cùng những người yêu thương đón một mùa Trăng sung túc”. 

 

 

Chiến dịch kích cầu khách hàng

 

Đối với doanh nghiệp, quà tặng chính là một trong những “cầu nối” kích cầu khách hàng hiệu quả. Không chỉ xem quà tặng như một nghĩa vụ thông thường mà các brands còn chú trọng vào việc chăm chút để nó trở thành những món quà ý nghĩa hơn.

Chẳng hạn như VietinBank Gold & Jewellery là một trong những nhãn hàng rất thành công khi áp dụng chiến dịch này khi tặng thêm set quà cầu may với biểu tượng con rồng RISIS mạ vàng 24K độc đáo hàm ý tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng cho khách hàng: “Việc tặng những món quà vừa mang tính văn hóa, vừa có được chế tác tinh xảo như một tác phẩm nghệ thuật đang là xu hướng dần được khẳng định trong năm nay” – Bà Nguyễn Thu Trang, Giám đốc Marketing của VietinBank Gold & Jewellery cho biết.

 

 

 

Hợp tác với thương hiệu khác và bán kèm sản phẩm 

 

Đây là chiến dịch tận dụng thế mạnh cũng như bổ trợ khuyết điểm giữa các Brand để tạo sự cộng hưởng “đa chiều” theo tinh thần Win – Win khiến việc tiếp cận các tệp khách hàng hiệu quả hơn. Trong mùa trung thu này, nhiều doanh nghiệp đã kết hợp các mặt hàng gần gũi, dễ bán mùa trung thu như bánh kẹo, đồ chơi, quần áo,…. Và đối với một tiệm trà hay một tiệm cafe thì việc bán kèm theo bánh còn phổ biến hơn nữa. 

Truyền thống “thưởng bánh – uống trà” từ lâu đã trở thành nét văn hóa của người Việt nói riêng và “hợp cạ” với bánh trung thu nhất có lẽ chỉ có ly trà nóng ngát hương mới toát lên được vị ngon đúng điệu của bánh trung thu. Vì vậy, cửa hàng bánh trung thu Phúc Long đã tận dụng rất tốt việc “bán ké” trà, café tại các cơ sở có sẵn theo mô hình bánh trung thu kèm trà từ 2013 cho đến nay, không cần đầu tư gì nhiều về mặt bằng, quảng bá sản phẩm, thuê nhân viên phục vụ,…. Với lượng khách trẻ trung thành sẵn có, bánh trung thu Phúc Long năm nay dự đoán vẫn sẽ “cháy hàng” như mọi năm một cách nhanh chóng.

 

 

 

Influencers/KOLs 

 

Influencer Marketing là việc những người có sức ảnh hưởng lan tỏa thông điệp nhãn hàng thông qua các phương tiện mạng xã hội của họ. 

Theo số liệu từ SocialHeat, có đến 78% người dùng online bị ảnh hưởng từ lời khuyên của những người mà họ tin tưởng.

 

Mới đây, tập đoàn KIDO đã “đánh dấu” sự tái xuất của mình đối với ngành kinh doanh bánh kẹo sau 5 năm bằng thương hiệu bánh trung thu Kingdom. Vì vậy, việc tạo ra tiếng vang lớn cho một thương hiệu mới ngoài những cam kết về chất lượng cũng như hứa hẹn sẽ tạo nên “đột phá” thì bước chuyển ngoặt đến gần hơn với công chúng thực sự rất quan trọng.  Một trong những cách rất phổ biến hiện nay đó chính là việc kết hợp với Influencers/KOLs, có thể kể đến các Influencers hầu như “nói không với Scandals” đã “lăng xê” cho Kingdom gần đây như: nghệ sĩ Hoàng Bách, nghệ sĩ Midu, doanh nhân Lê Anh Thơ,… bằng việc gợi nhớ người xem về những cảm nhận hương vị bánh trung thu truyền thống, tận dụng lợi thế “lâu đời” ngành bánh kẹo của KIDO.

 

 

Minigames

 

Việc xây dựng và tổ chức các Minigames là một trong những cách tạo và thu hút khách hàng tiềm năng hiệu quả nhất hiện nay. Vì nó đánh trúng tâm lý người tiêu dùng khi được tặng quà tặng miễn phí mà gần như không mất gì. Minigames không còn đơn thuần là các trò chơi đơn giản, câu đố vui,… mà ngày nay ngày càng có nhiều phương thức mới để nâng cao giá trị “cảm tính cảm xúc” của thương hiệu đối với khách hàng. 

Ngoài việc kích thích người dùng tương tác thì các luật chơi minigames như yêu cầu người chơi phải like, share và tag bạn bè,… khiến cho Fanpage tăng uy tín, độ reach và dễ dàng lan truyền bài post trong cộng đồng mạng đáp ứng được mục đích sau cùng là thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng nhất có thể. Theo ghi nhận thì hầu hết các minigames đều nhận được nhiều phản ứng tích cực từ cộng đồng mạng, giúp tăng độ nhận diện thương hiệu trong mắt người tiêu dùng.

Và Minigames Trung thu 2020 phải kể đến những trung tâm thương mại lớn vì Trung thu là thời điểm “3 trong 1” khi không chỉ là Tết trung thu truyền thống mà còn là mùa mua sắm của gia đình, mùa tựu trường của các em, chẳng hạn như Vạn Hạnh Mall với “Đếm bánh trung thu – Trúng quà siêu đã”, Saigon Centre: “Tìm ngay thỏ “lạ” – Trúng quà Đoàn viên”, AEON Vietnam: “Trung thu gõ cửa – Cùng AEON đón mùa trăng tròn “trọn tình thân”,…với nhiều phần quà ưu đãi, hấp dẫn đánh trúng nhu cầu của những người nội trợ khi phải thường xuyên mua sắm cho gia đình.

KẾT LUẬN

Tương tự như Tết Nguyên Đán truyền thống, trung thu cũng là dịp mà các xu hướng Marketing hầu như đều có thể đánh “mass” đến các đối tượng người tiêu dùng triệt để. Vì vậy, các brands gần như phải tập trung tối đa cho doanh nghiệp của mình bằng cách nắm bắt kịp thời các xu hướng mới xuất hiện, áp dụng ngay vào chính sản phẩm của mình để có thể mang đến cho người dùng không chỉ là một sản phẩm vật chất mà còn mang trong mình những giá trị tinh thần đúng với ý nghĩa của Tết trung thu truyền thống. 

 

                                                                            

*Nguồn: MarketingAi, BrandsVietnam, The Coffee House,VNexpress

                                                                          Biên tập: Đức Viên – Nhã Trân

                                                                          Thiết kế: Thùy Linh

Banner

XU HƯỚNG CONTENT MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC BRANDS

Nếu bạn làm một người có tìm đam mê với marketing hay chỉ đang quan tâm tìm hiểu về marketing, chắc hẳn rằng bạn sẽ không nên bỏ lỡ content marketing. Với các xu hướng mới, góp phần quan trọng cho sự thành công trong việc giữ chân và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Hãy theo chân Margroup cùng tìm hiểu về các xu hướng ấy trong thời gian gần đây nhé!

Content Marketing là gì?

Content Marketing (tiếp thị bằng nội dung) là lập ra kế hoạch chi tiết về những chuyên mục, chủ đề sẽ bao quát; kế hoạch viết bài, đăng bài với nội dung, văn phong đã được đưa ra trong chiến lược. Ngoài ra, content marketing còn bao gồm việc lên kế hoạch đăng bài trên website cũng như trên những kênh truyền thông phù hợp để tạo ra phản ứng và thảo luận (tích cực) về nội dung truyền tải, theo đó thay đổi suy nghĩ, thái độ, hành động của khách hàng mục tiêu. Đây là hoạt động mang tính quyết định xây dựng hình ảnh thương hiệu làm cho khách hàng biết và hiểu về giá trị sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra, xa hơn chính là xây dựng mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng và nhãn hàng.

Content Marketing được chia là m 2 loại là sáng tạo nội dung và phân phối nội dung, một doanh nghiệp khi thâm nhập bất kì thị trường nào cũng cần phải đưa ra một nội dung phù hợp, tùy từng nhu cầu mà mỗi phân khúc khách hàng sẽ lựa chọn và tìm kiếm nội dung riêng.

Một Content Marketing như thế nào được gọi là giá trị?

Khách hàng hàng ngày họ sẽ tiếp cận với rất rất nhiều thông tin nên Marketers cần phải tạo ra được nội dung thật sự hữu ích, giá trị để khách hàng có thể chọn lựa và thưởng thức. Một nội dung được xem là đáng giá khi nó cung cấp được cho những giá trị đích thực mà họ mong muốn bao gồm cả giá trị giải trí và giá trị giáo dục.

Để tạo ra được các giá trị đó thì đầu tiên những người làm Marketing cần phải xác định được khách hàng của bạn là ai, họ đang ở đâu trên phân khúc thị tường, họ cần những gì, nhu cầu của họ là gì. Nếu bạn không tạo được nội dung đúng và thú vị thì khách hàng sẽ bỏ qua thương hiệu của bạn do trên cùng lĩnh vực đó có rất nhiều nội dung được tạo ra mỗi ngày. Các marketers phải cho khách hàng thấy được một cách xúc tích ngắn gọn, hiệu quả những gì họ đang cần tìm.

Một ví dụ điển hình là nhân dịp ngày quốc tế phụ nữ 08/03/2020 thương hiệu bảo hiểm nhân thọ Generali đã cho ra mắt một sản phẩm TVC với nội dung về những người phụ nữ hạnh phúc như thế nào trong cuộc sống hiện đại qua câu chuyện của nhóm bạn thân lâu ngày gặp lại, mỗi người có một cách định nghĩa về sự thành công và hạnh phúc của mình miễn sao họ thật sự hài lòng với sự lựa chọn đó.

Cũng trong năm 2020 vào ngày của cha thì Generally tiếp tục cho ra mắt TVC về cha, cách mà người cha nuôi dạy và hướng con gái theo giấc mơ mà mình bỏ lỡ khi thời trẻ với thông điệp ý nghĩa, sự trân trọng tình cảm của các thành viên trong gia đình.

Đặc biệt hơn là dịp Tết Nguyên Đán của năm 2020 thì họ lại cho ra mắt sản phẩm “Tết như ý” với ý nghĩa sự sum vầy của các thành viên trong gia đình ngày đầu năm, cảm xúc mọi người cùng nhau trang trí nhà cửa, nấu mâm cỗ, cách họ hỏi thăm nhau sau một năm làm việc xa nhà, với thông điệp truyền tải đến khách hàng hãy trân trọng khoảnh khắc gia đình vào những dịp đặc biệt.

Thông qua đó ta có thể thấy được khách hàng mục tiêu  mà Generali mà họ hướng đến là gia đình, việc chăm sóc trân trọng gia đình thật sự rất quan trọng. Đó là giá trị giáo dục mà Generali  muốn truyền tải đến khách hàng rằng gia đình là nơi luôn mở rộng cửa chờ ta dù ta như thế nào nên hãy trân trọng họ bằng cách chăm sóc sức khỏe của họ, hãy bảo vệ họ bằng việc sử dụng bảo hiểm Generali.

Các xu hướng Content Marketing hiện nay? 

Hiện nay, với sự phát triển của các công nghệ số thì dường như khách hàng đang dần chuyển hướng qua cập nhật và tiếp nhận thông tin, nội dung qua các kênh truyền thông online nhiều và thuận tiện hơn. Từ đó cũng phát triển nên các xu hướng như sau:

Blogs: (weblog) là một hình thức nhật ký trên website đề cập đến một hoặc một vài lĩnh vực cụ thể, được người viết (hoặc tổ chức) thể hiện dựa trên quan điểm cá nhân.

Podcast: là series video của thương hiệu mà người dùng có thể nghe trong lúc làm việc như tập thể dục, nấu ăn, lái xe.

Video: là hình thức kết hợp giữa hình ảnh và giọng nói được tập hợp thành một đoạn clip, nhằm truyền tải thông tin đến khách hàng.

SEO: tập hợp tất cả các phương pháp nhằm tối ưu hóa mọi thứ trên website từ nội dung, hình ảnh, code, tốc độ để làm trang web trở nên thân thiện với các công cụ tìm kiếm và nâng cao hiệu quả tìm kiếm từ Google.

Email Marketing: là việc gửi thông tin đến một nhóm người qua địa chỉ email của họ. heo đó, mỗi email được gửi đến những khách hàng tiềm năng hoặc đã mua hàng của doanh nghiệp. Trong tất cả các hình thức marketing, email là hình thức duy nhất mà người dùng chủ động yêu cầu nhận được từ website/doanh nghiệp.

Copywriting: những bài viết được thực hiện trên một chủ đề có sẵn với chuẩn SEO hay là phải chuẩn hóa các việc tìm kiếm nhằm thu hút lượt tiếp cận nhiều nhất có thể.

Social Media (truyền thông xã hội): là các quảng cáo sẽ xuất hiện trên nền tảng xã hội mà khách hàng sử dụng sẽ xuất hiện những mẫu quảng cáo về thông tin sản phẩm.

Các Landing Page (trang đích): có thể được hiểu đơn giản là là trang cuối cùng được lập lên một cách độc lập với các quảng cáo, marketing nhằm đưa khách hàng đến bước cuối cùng ký kết hay mua sản phẩm (còn gọi là call to action).

Infographic: là cách thức truyền đạt mọi thông tin qua các con số, hình ảnh, biểu đồ và icon minh họa.

Với mỗi hình thức sẽ có những ưu nhược điểm riêng và khi thực hiện đồng thời chúng sẽ bổ trợ và giải quyết cho nhau những hạn chế.

Xu hướng Content Marketing tác động như thế nào đến hoạt động Marketing?

Nội dung không đơn thuần ở dạng chữ viết mà nó sẽ bao gồm nhiều dạng như video, biển quảng cáo, các hình ảnh của công ty, với mỗi nhu cầu của phân khúc và thị hiếu của khách hàng, các kênh thông tin mà họ hay sử dụng để có những chiến lược phân phối nội dung phù hợp như là sử dụng các kênh phân phối truyền thống như báo chí, các bài viết trên website và thường sẽ tốn nhiều tiền hơn các kênh công nghệ số như các mạng xã hội hay sử dụng các micro – influencers. Việc xu hướng marketing ngày càng đa dạng, phổ biến chính là đến từ các cách sử dụng thông tin của để cập nhật liên tục của khách hàng, bạn cần xác định những khách hàng 50 tuổi thường xem nội dung ở đâu, các phụ huynh tìm kiếm các sản phẩm thế nào, các bạn trẻ sử dụng các công cụ tìm kiếm sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Từ đó các Marketers sẽ có được những chiến lược phân phối nội dung một cách hiệu quả nhất.

Vai trò của Content Marketing trong các kế hoạch MarCom?

Như đã đề cập thì content marketing là một kế hoạch lâu dài mà doanh nghiệp sẽ thực hiện để kết nối và truyền tải giá trị đến khách hàng nên cần phải thực sự quan trọng trong khâu tiếp thị nội dung từ sáng tạo đến phân phối là điểm tựa cho tất cả các hoạt động marketing còn lại mà doanh nghiệp thực hiện. Trong kế hoạch MarCom thì cần xác định các khách hàng mục tiêu, KPI về lượt tiếp cận thông tin, bao nhiêu khách hàng sẽ lựa chọn của nhãn hàng, với một mức cụ thể, Content Marketing giúp hiện thực hóa các chỉ số qua những bài viết, những đoạn video nên nó có vai trò quan trọng vừa là cầu nối để mang lại giá trị sản phẩm đến khách hàng, giá trị giáo dục, các cách nhìn nhận vấn đề cho khách hàng, từ đó khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn, còn doanh nghiệp thì xây dựng được vị trí trong lòng khách hàng, nên cần đầu tư lựa chọn đúng kênh phân phối nội dung, nội dung được sáng tạo ra một cách hiệu quả thu hút được sự chú ý.

Tóm lại, trong bối cảnh cạnh tranh nội dung tiếp cận khách hàng ngày càng gay gắt,khốc liệt nên các brands đang không ngừng chú trọng vào content marketing. Việc sử dụng một content phù hợp đang được thực hiện một cách có chiến thuật đúng khách hàng, đúng nhu cầu đúng kênh phân phối nếu không sẽ bị khách hàng bỏ qua.

Biên tập: Hồng Ngân

Thiết kế: Tuấn Thanh

Nguồn tham khảo: Giang Ơi, Brands Việt Nam

Untitled-1

OMO: LẮM BẨN TRỒNG CÂY, CÙNG #PRAYFORKAY

OMO từ trước đến nay luôn được biết đến là một thương hiệu truyền tải thông điệp tích cực đến cộng đồng và xã hội thông qua các chiến dịch với một tiêu chí xuyên suốt “Ngại gì lấm bẩn”. Và ở tháng 8 này, OMO tiếp tục mang đến một câu chuyện về những vết bẩn “anh hùng” trong vấn đề giảm thiểu diện tích rừng gây ra bằng một cách mới mẻ và đầy thông minh.

OMO- CON “ÁT” CHỦ BÀI CỦA UNILEVER

Omo là một sản phẩm thuộc tập đoàn Unilever, đây là một tập đoàn lớn đa quốc gia được thành lập vào năm 1930 và có trụ sở chính đặt tại Rotterdam, London. Unilever hiện đang hoạt động tại hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ về mặt hàng chủ yếu là ngành FMCG với phương châm nâng cao cuộc sống của người dân trên toàn thế giới. 

TỪ “NGẠI GÌ LẤM BẨN” ĐẾN “LẤM BẨN ĐỂ BẢO VỆ”, TẠI SAO KHÔNG?

OMO luôn giữ được hình ảnh một thương hiệu truyền tải và lan tỏa những giá trị tích cực đến cộng đồng thông qua các chiến dịch của mình. Trong tháng 8 này, OMO đã quay trở lại và biến vết bẩn từ “người bạn” trở thành “người hùng” giúp giải quyết những hậu quả của việc giảm thiểu diện tích rừng.

Lấy cảm hứng từ cách phản ứng của dư luận trước những thảm họa thiên nhiên kết hợp cùng hiện tượng bùng nổ của nền tảng mạng xã hội, mọi người thường cầu nguyện bằng những dòng bình luận #prayfor và lan truyền tin tức như làn sóng cầu nguyện khắp các trang mạng xã hội.  Ý tưởng #PrayforKay được ra đời từ đó bằng câu chuyện kể về Kay –  một ngôi làng cổ tại Việt Nam, nơi nắm giữ những giá trị tinh thần và văn hóa về nghề làm gốm lâu năm. Người dân nơi đây vì không biết được sự mất dần của rừng phòng hộ, chiếc khiên bảo vệ sự bình an của làng nghề cho đến ngày 31/07 khi trời trút cơn mưa rào quét sạch hơn nửa ngôi làng, cuốn trôi di sản, cổ vật của thế hệ trước…Sau khi đưa tin về thảm kịch bão lũ này, OMO đã chia sẻ một liên kết đến một microsite do OMO thiết kế http://prayforkay.vn, nhằm kêu gọi mọi người cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với làng Kay.

Điều này đánh lên hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng đáng báo động của đất trống, đồi trọc tại Việt Nam. Từ đó, OMO mong muốn kêu gọi mọi người lấm bẩn để tạo ra những “tấm khiên xanh” cho Việt Nam. “OMO Lấm bẩn vì màn chắn xanh Việt Nam” trở thành thông điệp lan tỏa giá trị tích cực, để rồi từ “người bạn”, những vết bẩn ấy trở nên “người hùng” để thực hiện những sứ mệnh cao cả hơn. Lời cảnh tỉnh về tình trạng đất trống, đồi trọc đang ở mức báo động.

MỘT CÚ PLOT TWIST ĐỂ ĐÁNH THỨC NGƯỜI TIÊU DÙNG

Những làn sóng cầu nguyện không phải là một điều gì xấu, thậm chí đó là điều rất đáng trân trọng, nhưng dường như vẫn chưa đủ. Để chứng minh cho điều đó, câu chuyện về ngôi làng Kay được OMO dựng nên là một tin tức giả để thu hút sự chú ý của dư luận. Nhờ khai thác một vấn đề mang tính thời sự, tin tức của OMO sẽ dễ dàng thu hút người tiêu dùng quan tâm và hưởng ứng, nhất là trong thời gian Việt Nam đang bước vào mùa mưa bão. Khi thông tin ngôi làng Kay bị nhấn chìm trong biển nước chỉ trong một đêm được phát đi, đã có rất nhiều KOLs, hot moms và các trang cộng đồng đã bày tỏ niềm thương xót trước những tổn thất nặng nề mà dân làng Kay phải gánh chịu.

Nắm bắt được Insight cũng như phản ứng của dư luận trước những tin tức này, OMO đã chia sẻ một microsite khuyến khích mọi người nhấn nút “Pray” cho thảm kịch bão lũ vừa xảy ra. Bất ngờ là đây chỉ là một cú “plot twist”, ngay sau khi người truy cập nhấn “Pray”, thứ hiện ra không phải là một pop-up banner cảm ơn bạn vì đã cùng chúng tôi cầu nguyện mà là một clip ngắn để giải thích rằng làng Kay không hề tồn tại và cơn lũ cuốn kia cũng chưa hề diễn ra. Thế nhưng, sự thật đáng quan tâm chính là có rất nhiều vùng quê có thật khác tại Việt Nam như thôn Cây Nghĩa, Đồng Lườn, Ấp Củ,… vì thiếu rừng mà nằm trong vùng hiểm nguy của những trận lũ cuốn và sạt lở. 

Thông qua đoạn clip, OMO muốn nhấn mạnh cây và rừng là hai nhân tố quan trọng giúp giảm thiểu được các tác hại của xói mòn, sạt lở và lũ cuốn. Thiếu cây, thiếu rừng đồng nghĩa với việc thiếu đi một tấm khiên bảo vệ quan trọng trong cuộc sống của con người, thiên tai khi ấy sẽ càng trở nên nghiêm trọng và khắc nghiệt hơn. Từ đó, thông điệp hành động được truyền tải theo một cách rất riêng nhưng không kém đi sự tinh tế và thông minh. Có thể nút “Pray” mà bạn bấm là sự đồng cảm và là khởi đầu những điều tốt đẹp nhưng để câu chuyện làng Kay không bao giờ trở thành hiện thực, chúng ta cần phải bắt đầu hành động từ những điều nhỏ nhất. 

Nhờ nắm được “Insight” cũng như hành vi của khách hàng, OMO đã thực sự làm nên những con số ấn tượng với 20.569 lượt “Pray” trên trang web, tỷ lệ nhấp chuột (CTR) đạt 48,82%. Bằng cách tiếp cận độc đáo và thông điệp tích cực lan tỏa đến cộng đồng, OMO đang từng bước biến hình tượng vết bẩn từ “người bạn đồng hành” trở nên “người hùng bảo vệ” giúp nâng tầm vị thế thương hiệu trong lòng khách hàng. Hành trình lan tỏa thông điệp tích cực của “OMO Lấm bẩn vì màn chắn xanh Việt Nam” chắc chắn sẽ vẫn chưa dừng lại tại đây, hứa hẹn sẽ còn nhiều hoạt động thú vị trong thời gian tới.  Liệu bạn có mong chờ những chiến dịch tiếp theo của OMO không ? Hãy cùng Margroup theo dõi và chờ đợi xem nhãn hàng sẽ bung ra những chiến dịch độc đáo nào tiếp theo nhé.                                               

 

edu banner

DIGITAL MARKETING – XU HƯỚNG MỚI TRONG THỜI 4.0

Trong thời đại công nghệ và kỹ thuật phát triển như vũ bão, Digital Marketing là phương thức được các Marketer khai thác triệt để và ngày càng trở nên phổ biến. Vì vậy mà việc áp dụng Digital Marketing vào chiến lược kinh doanh dần trở thành yếu tố sống còn của các doanh nghiệp trong kỷ nguyên 4.0. Để có một cái nhìn tổng quan hơn về chiêu thức Marketing cực kỳ tối tân này, hãy cùng bài viết dưới đây đi tìm hiểu về những xu hướng Digital Marketing hiện nay.

 

ĐỊNH NGHĨA DIGITAL MARKETING

Rất khó để tìm thấy một khái niệm cụ thể nào được dùng để định nghĩa cho Digital Marketing. Nhưng chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản thông qua chính tên gọi của phương thức này: Digital Marketing (Tiếp thị kỹ thuật số) là thuật ngữ dùng để mô tả hình thức marketing thông qua tất cả các kênh kỹ thuật số hiện có (website, email, mạng xã hội, tivi, radio, điện thoại, màn hình LED quảng cáo, … )

XU HƯỚNG DIGITAL MARKETING CỦA 2020

Nắm bắt được xu hướng trong thị trường ngành nghề mình đang làm việc là yếu tố vô cùng quan trọng đặc biệt là trong lĩnh vực Digital Marketing. Năm 2020 xuất hiện nhiều xu hướng mới mẻ mà chắc chắn bạn không nên bỏ qua, và dưới đây là một vài xu hướng nổi bật nhất mà một Digital Marketer nào cũng nên biết đến.

CHATBOTS

Chatbots là một phần quan trọng của tiếp thị kỹ thuật số vào năm 2020 bởi tính ưu việt và những lợi ích mà nó mang lại. Công nghệ này sử dụng trí tin nhắn tức thời nhờ vào trí tuệ nhân tạo đã được lập trình sẵn để tương tác, trò chuyện với khách hàng hoặc người truy cập trang web của ở bất kỳ thời điểm nào. 

Nhiều khách hàng thích tương tác với chatbot vì được phản hồi 24/7, đưa ra câu trả lời một cách nhanh chóng. Những trợ lý ảo này cung cấp dịch vụ xuất sắc, đáp ứng mong đợi của khách hàng và tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại – để giúp bạn tập trung vào công việc quan trọng hơn. Và với chatbot thì doanh nghiệp của bạn sẽ không cần phải thuê nhân viên để chăm sóc khách hàng, điều này giúp cho chi phí marketing được giảm xuống. 

Ngày nay, công việc chăm sóc khách hàng cần 1 yếu tố cực kỳ quan trọng đó chính là tiện dụng và nhanh chóng, đáp ứng được những yếu tố đó chatbots đã dành được sự công cụ lý tưởng để phục vụ cho công việc này

 

VIDEO MARKETING

Video cũng là một trong những xu hướng tiếp thị quan trọng nhất hiện nay và khả năng còn tiến xa hơn trong 5-10 năm tới. Theo khảo sát, có 52% người tiêu dùng nói rằng xem video sản phẩm khiến họ tự tin hơn trong việc đưa ra các quyết định mua hàng trực tuyến. Có thể thấy tác động của video đến người tiêu dùng là rất lớn, đặc biệt các video dọc (Vertical Video) hứa hẹn cũng sẽ là một xu hướng mới và cô cùng độc đáo để các marketer khai thác. Đơn giản chỉ bởi người dùng đã quá mệt mỏi với việc phải xoay điện thoại để có thể xem được video trọn vẹn. Video dọc sẽ tăng lượng tương tác tốt hơn nhiều so với các video thông thường, đó là lý do tại sao Tiktok, IGTV phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Không một doanh nghiệp thành công nào lại không sử dụng video marketing, nó là phương tiện truyền tải thông điệp số 1 hạ gục mọi khách hàng. Kể cả những khách hàng khó tính nhất lười đọc, lười nhìn hình ảnh cũng sẽ bị cuốn hút bởi những thước phim, những video marketing đẩy cảm xúc và cho họ những điều họ mong muốn. Đặc biệt, video cũng chính là phương diện giúp cải thiện SEO, giúp tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm. Thông thường, các công cụ tìm kiếm sẽ ưu tiên và yêu thích nếu như trên trang web của doanh nghiệp bạn bao gồm những video marketing vì vậy việc đẩy video lên xếp hạng sẽ hoàn toàn đơn giản hơn các phương tiện truyền tải khác.

Và ngày nay, việc tạo ra một chiếc video quảng cáo sản phẩm cũng không còn quá khó khăn đối với các doanh nghiệp, mà có hàng ngàn công cụ hỗ trợ cho công việc này (Youtube, Instagram, Tiktok, …). Việc sử dụng video marketing là con đường tắt nâng tầm thương hiệu các doanh nghiệp một cách nhanh nhất.

PROGRAMMATIC ADVERTISING

Programmatic advertising được hiểu là quảng cáo lập trình sử dụng các nền tảng riêng biệt trên các kênh khác nhau và có lượt mua và bán tự động để quảng cáo trực tuyến. Programmatic advertising là yếu tố cực kỳ quan trọng của xu hướng phát triển của digital marketing trong tương lai,

Quảng cáo Programmatic hiển thị dựa trên việc chọn ra người dùng đang quan tâm với mức giá cao nhất thông qua hệ thống đấu thầu tự động, vì vậy tiết kiệm rất nhiều chi phí quảng cáo cho advertiser và mang lại doanh thu một cách tối đa cho publisher. 

Programmatic Advertising có thể tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn với chi phí thấp hơn. Ngoài ra, nó còn giúp advertiser dễ dàng theo dõi phạm vị tiếp cận của chiến dịch với người dùng. Ví dụ: Một nhãn hàng ở Việt Nam cũng có thể dễ dàng tiếp cận đối tượng ở nước ngoài có nhu cầu mua sản phẩm thông qua quảng cáo trực tuyến. Kể từ khi chiến dịch bắt đầu thì nhà quảng cáo hoàn toàn có thể kiểm tra xem có bao nhiêu người đã xem quảng cáo và họ đến từ đâu. 

Programmatic Advertising cũng giúp nhà quảng cáo xác định được mục tiêu thông qua hệ thống phân tích dữ liệu, qua đó lựa chọn nhân khẩu học (Tuổi tác, giới tính, vị trí địa lý…) cho mỗi chiến dịch để quảng cáo hiển thị một cách tối ưu nhất. 

Programmatic Advertising đang ngày càng quan trọng trong tiếp thị/quảng cáo trực tuyến. Ngân sách quảng cáo dành cho chúng cũng dần tăng lên bởi vì tìm năng phát triển mạnh trong tương lai.

INFLUENCER MARKETING

Influencer là cá nhân có khả năng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người khác do những yếu tố mà bản thân họ sở hữu hay được cộng đồng nhìn nhận như quyền lực, kiến thức, địa vị, hoặc mối quan hệ. Trong bối cảnh mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, Influencer là người có lượng followers lớn trên các nền tảng mạng xã hội như facebook, instagram… ,có kiến thức về một lĩnh vực cụ thể. Influencer có sức ảnh hưởng càng cao, càng thu hút sự chú ý của thương hiệu trong quá trình tìm kiếm gương mặt đại diện và quảng bá sản phẩm.

Hình thức Influencer Marketing là việc nhãn hàng truyền cảm hứng và trả tiền cho Influencer để họ lan tỏa thông điệp qua các kênh mạng xã hội của họ. Nội dung thông điệp có thể do họ tự viết hoặc cũng có thể do chính nhãn hàng tự biên soạn trước đó. Theo số liệu từ SocialHeat, có đến 78% người dùng online bị ảnh hưởng từ lời khuyên của những người mà họ tin tưởng.

Hiệu quả là vậy tuy nhiên, hình thức tiếp thị này vẫn còn nhiều thách thức: không có một khuôn mẫu nhất định, sử dụng influencer biến thiên theo từng thương hiệu, từng chiến dịch. Vì vậy các nhãn hàng phải tìm ra influencer phù hợp nhất với sản phẩm và chiến dịch của mình, nếu họ không phải là người thực sự phù hợp, những chia sẻ không những không đem lại hiệu quả mà còn khiến người theo dõi cảm thấy khó chịu.

Ví dụ: Khi quảng bá một dòng son cao cấp mới, thương hiệu hoàn toàn có thể lựa chọn các beauty blogger có tiếng để quảng cáo qua hình thức review trên blog, quay video hướng dẫn trang điểm có sự xuất hiện của sản phẩm hay đơn giản chỉ là một tấm ảnh trên Facebook với nội dung mới được một thương hiệu uy tín tặng sản phẩm và sẽ viết cảm nhận ngay sau khi dùng… Tuy nhiên, nếu chọn các blogger có lượng follow cao nhưng lại về tài chính hay đối tượng là teen chẳng hạn, fan của họ có thể sẽ không quan tâm.

Sử dụng Influencer phù hợp mang lại kết quả không chỉ về hình ảnh mà còn giúp tăng doanh thu đáng kể cho doanh nghiệp sau mỗi chiến dịch. Vì vậy không chỉ trong 2020 mà trong tương lai, đây vẫn sẽ là phương pháp Marketing rất hiệu quả và có sức ảnh hưởng lớn đến cộng đồng người tiêu dùng.

MARKETING TRẢI NGHIỆM VR – AR

Việc trải nghiệm sản phẩm trước khi mua, được minh bạch thông tin sản phẩm là nhu cầu và mong muốn của bất kỳ người tiêu dùng nào. Ứng dụng công nghệ thực tế ảo VR và thực tế tăng cường AR trong marketing chính là phục vụ việc trải nghiệm của khách hàng. Nó cũng là công nghệ để lan tỏa tới người dùng nhanh nhất nhờ hiệu ứng công nghệ mới, thu hút, kích thích sự khám phá, tưởng tượng..

VR-AR là tiền đề tạo ra marketing trải nghiệm, tạo đột phá cho người dùng,  sản phẩm không những hiển thị ra trước mắt mà còn thậm chí sờ, tương tác được đáp ứng nhu cầu thật “ Mắt thấy tai nghe và sờ nắm được sản phẩm”

Marketing trải nghiệm bằng VR-AR còn là công cụ hữu hiệu để nhà sản xuất nhận các tương tác ngược với những phản hồi từ người dùng, từ đó có điều chỉnh hợp lý, kịp thời sản phẩm, dịch vụ của mình để đáp ứng tốt nhu cầu số đông khách hàng tốt hơn.

Thực tế cho thấy, phương thức marketing này đã được áp dụng rất nhiều bởi các thương hiệu có tên tuổi. IKEA đã sử dụng công nghệ chơi game VR từ năm 2016, Adidas cho người dùng trải nghiệm giày trước khi mua, IKEA cho khách hàng tự trải nghiệm và chọn các mẫu nội thất phù hơp để đặt thử và mua, Volvo , Audi cho người dùng lái thử và trải nghiệm các tính năng mới, các tiện ích của xe, L’Oreal thì để người dùng chọn các loại mỹ phẩm phù hợp nhất để với từng người dùng…

Thực tế ảo và tăng cường đang trở nên ngày càng phổ biến như một công cụ tiếp thị cho thương hiệu. Những chiến dịch trên được xem như hình mẫu của sự đột phá dẫn đầu trong xu hướng marketing mới này.

 

Tóm lại, xu hướng phát triển của Digital Marketing không ngừng thay đổi và phát triển theo thời gian. Trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông minh đang dần được áp dụng mạnh mẽ vào Marketing. Vì vậy, để không bị bỏ lại phía sau và có thể đưa ra những chiến lược Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp của mình, mỗi Marketer phải luôn luôn cập nhật, trau dồi cho mình những xu hướng tiếp thị mới nhất, hiện đại nhất.

Biên tập: Đức Huy

Thiết kế: Thùy Linh

Nguồn:

phamdinhquan.net, linkedin.com, fchat.vn, videomarketing.edu.vn,  marketingai.admicro.vn, vrtech.com.vn

 

covermaredu

MÔ HÌNH 7Ps – SỰ ĐẶC BIỆT LÀM NÊN TỪ CÁC YẾU TỐ ĐƠN GIẢN

Khác với mô hình Marketing 4P chỉ dành cho hàng hóa hữu hình, mô hình 7P ra đời bằng cách thêm vào yếu tố con người, làm chủ đạo cho các chiến dịch quảng bá tạo nên sự khác biệt trong cảm nhận của người sử dụng các dịch vụ vô hình. Liệu Mô hình 7P có phải là chìa khóa của một doanh nghiệp thành công và bền vững trong thời đại hiện nay? Tiếp nối bài viết trước, chúng ta đã được tìm hiểu về Marketing Mix 4P thì hôm nay, hãy cùng Margroup tiếp tục tìm hiểu về một mô hình mở rộng hơn là Mô hình 7P nhé! 

1008

HAZELINE VÀ CON ĐƯỜNG TRỞ THÀNH NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH CÙNG TEENS

Có mặt tại Việt Nam từ đầu thập niên 20, cái tên Hazeline đã không còn xa lạ với người tiêu dùng mỹ phẩm Việt. Qua thời gian, Hazeline ngày càng chuyển mình để phù hợp với xu hướng và thị yếu của người tiêu dùng hơn. Gần đây nhất, nhãn hàng đã xuất hiện với hình ảnh tựa như một người bạn đồng hành của các teens. Vậy để xây dựng hình ảnh này, Hazeline đã làm những gì? Hãy cùng Margroup tìm hiểu nhé!