banner

CALL TO ACTION – “VŨ KHÍ” HẠ GỤC KHÁCH HÀNG

Để những dòng chữ có thể thu hút, lôi kéo khách hàng làm theo điều mình mong muốn thì “Call To Action” – CTA – càng trở nên không kém phần quan trọng. “Lời kêu gọi” được nhấn mạnh ngay vào mắt người đọc blog, fanpage hay social media khiến họ ấn tượng, ngoài ra “CTA” còn có vai trò không nhỏ khi trở thành thước đo cho sự thành công của một website…

Call to Action là gì?

Khi tìm kiếm “Call To Action” trên Google, bạn sẽ tìm ra được hàng loạt các định nghĩa diễn giải ý nghĩa CTA mỗi cách khác nhau. Và bạn có thể hiểu đơn giản rằng CTA là một dòng chữ hay lời nói mang ý nghĩa kêu gọi, chào mời mọi người tương tác và làm theo điều mà bạn mong muốn.

Call To Action (CTA) thường được viết và sử dụng trong các trường hợp gọi mời khách hàng mục tiêu thực hiện những hành động như: Nhấp vào số điện thoại gọi điện tổng đài để được tư vấn, nhấn vào link để đăng kí mua hàng, chuyển đến website hoặc một trang web khác….

CTA hiện nay thường xuất hiện dưới các bài viết Fanpage, Website hay chạy quảng cáo trên các Website khác, đặc biệt là website xem phim và tư vấn, cũng có thể trên News feed, Story của các trang mạng xã hội. Ngoài ra, CTA thường được thể hiện dưới hình thức nội dung chèn chữ có kèm link, nút kêu gọi hành động hoặc bằng hình ảnh/banner.

Đôi khi hiệu quả do CTA mang lại không cao thì bạn đừng vội lầm tưởng mà đổ lỗi cho CTA chưa hấp dẫn, có thể người đọc tin của bạn không phải là khách hàng mục tiêu. Do đó, để tạo nên CTA có hiệu ứng tốt bạn phải phát họa lên được chân dung khách hàng và nhu cầu “Insight” của họ.

Call To Action liệu thật sự cần thiết cho một bài viết?

Để tìm hiểu CTA liệu có thật sự cần thiết, chúng ta sẽ xét trên vai trò của chúng đối với một Website:

1. Thước đo hiệu quả cho một Website:

Giả sử bạn mở một công ty thời trang và lập nên một Website riêng để khách hàng có thể ghé thăm và tham khảo các mẫu sản phẩm.

Hàng ngày, những con số thống kê lên số lần khách hàng truy cập vào website của bạn và thời gian họ lưu lại nhiều hay ít không thể hoàn toàn khẳng định được hiệu quả mang lại cho doanh thu. Bởi họ có thể chỉ đang lưỡng lự, phân vân liệu có nên mua sản phẩm của cửa hàng bạn hay một cửa hàng khác. Để chắc chắn đo lường chính xác độ tương tác, hiệu quả nội dung, hình thức của website thì CTA xuất hiện và làm được điều đó.

2. Chuyển hướng sang một trang khác:

Khi khách hàng thoả mãn nội dung tìm kiếm cũng như sản phẩm, hình thức mà website đang trình bày. Để kéo thời gian lưu lại web của khách hàng được lâu hơn, CTA sẽ giúp họ chuyển hướng sang một trang khác. Ngoài ra, đối với SEO thì hoạt động này còn giúp từ khoá của cửa hàng được thăng hạng.

3. Cơ hội lớn để hạ gục khách hàng:

Đối với một khách hàng bận rộn hoặc một khách hàng vội vàng. Dường như cách đọc của họ không theo logic với những gì chúng ta từng nghĩ khi lên content. Họ không bao giờ đọc hết nội dung bài viết tường tận từ trên xuống, rất có thể họ sẽ lướt, bỏ qua hết những chữ viết bình thường để tìm ra điểm nổi bật, dễ dàng đập vào mắt họ. Nếu CTA của bạn đặc biệt và nổi trội ắt hẳn sẽ lọt vào đôi mắt xanh của khách hàng và hiệu quả thành công sẽ rất cao.

Bí quyết để tạo nên một CTA ấn tượng

Hãy tưởng tượng CTA như một mũi tên, để mũi tên đó có thể tiêu diệt được giặc thì ắt hẳn đầu cung tên ấy phải bén, nhọn vô cùng. Cũng giống như khi xây dựng CTA để thu hút khách hàng, một CTA sắc bén sẽ đánh gục bất cứ vị khách nào.

Bản chất của lời kêu gọi CTA nằm ở lời kêu gọi được đưa ra. Cho nên nội dung CTA tiên quyết phải mang tính chất hành động, thúc giục, chào gọi mọi người nhấn vào CTA Button. Những điều này phụ thuộc vào khả năng sử dụng lưu loát ngôn từ của bạn.

Để hỗ trợ cho mũi tên có thể bay xa thì một cung tên bền bỉ và dẻo dai đóng vai trò không kém phần quan trọng. Cũng như để khách hàng bấm vào CTA Button, họ còn bị cản trở bởi nội dung CTA, nội dung này phải tương thích với nhu cầu của họ. Và hơn hết là cách dẫn dắt khéo léo của bạn từ nội dung cho đến Button.

Cách đặt CTA trong một bài viết được khuyến khích đặt ở đầu bài, ⅓ bài hoặc cuối bài. Cách đặt này tuỳ thuộc vào từng trường hợp tương ứng mà bạn xem xét để sử dụng phù hợp.

Tóm lại, để những dòng chữ có thể thu hút, lôi kéo khách hàng làm theo điều mình mong muốn thì “Call To Action”- CTA – trở nên không kém phần quan trọng. “Lời kêu gọi” được nhấn mạnh ngay vào mắt người đọc web, blog, fanpage hay social media khiến họ ấn tượng, ngoài ra chúng còn có vai trò không nhỏ khi trở thành thước đo cho sự thành công của một website…

Biên tập: Võ Trung Hậu

Thiết kế: Khánh Vi

BANNER1

VIEWABILITY CÓ PHẢI LÀ XU HƯỚNG ĐO LƯỜNG MỚI?

Lượng Viewability cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ số CTR (Click Through Rate – tỷ lệ nhấp chuột). Một nghiên cứu năm 2018 của DataXu cho biết Viewability tăng 10% dẫn tới lượng CTR tăng 100%. Như vậy lượng theo dõi quảng cáo thực sự của người dùng cao sẽ giúp quảng cáo có lượng nhấp vào và dẫn tới website của doanh nghiệp tăng lên.

THUẬT NGỮ VIEWABILITY (MỨC ĐỘ HIỂN THỊ)

Quảng cáo của bạn có được xem bởi người thật hay không, nếu có thì trong bao lâu. Đây là câu hỏi khó trả lời chính xác được cho các advertiser và các publisher. Chính vì vậy mà khái niệm Viewability ra đời, đây là thuật ngữ để nói về tiêu chuẩn trong quảng cáo, dùng để đo các impression (số lần quảng cáo được hiển thị) và được nhìn thấy bởi người dùng thực sự. Đây là tiêu chuẩn quan trọng trong quảng cáo vì nó giúp mang lại kết quả, thống kê tốt hơn khi triển khai chiến dịch.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIEWABILITY

Viewability sẽ cho biết chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp bạn có thực sự lọt vào tầm nhìn của khách hàng hay không và góp phần vào hiệu quả của chiến dịch ra sao. Từ đây các nhà tiếp thị có thể cân nhắc được hình thức quảng cáo nào phù hợp với sản phẩm và tối ưu chiến dịch.

Lượng Viewability cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ số CTR (Click Through Rate – tỷ lệ nhấp chuột). Một nghiên cứu năm 2018 của DataXu cho biết Viewability tăng 10% dẫn tới lượng CTR tăng 100%. Như vậy lượng theo dõi quảng cáo thực sự của người dùng cao sẽ giúp quảng cáo có lượng nhấp vào và dẫn tới website của doanh nghiệp tăng lên.

NHỮNG BÀN LUẬN QUANH THUẬT NGỮ VIEWABILITY

“Mỗi một ngành hàng đều có 1 tiêu chuẩn riêng nhất định về Viewability. Vì vậy, đưa ra 1 tiêu chuẩn cho tất cả các marketer tuân theo là điều không thể.” – Scott Knoll, Nguyên CEO & Chuyên gia tư vấn chiến lược của Integral Ad Science (IAS) chia sẻ, “Người làm marketing thông minh sẽ nhận ra rằng thời gian là yếu tố thực sự quan trọng đối với hiệu quả của một chiến dịch tiếp thị và mỗi doanh nghiệp sẽ có một cách tối ưu hóa khác nhau”.

Viewability ngày càng được nhìn nhận là một thang đo quan trọng, nhưng chưa phải là một giải pháp đơn giản mà hiệu quả cho một vấn đề phức tạp. Và nếu chỉ xem xét thang đo này với cùng góc độ như đã đánh giá CTR thì cũng thực sự không có tác dụng.

Bản thân phép đo Viewability cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các nhân tố như các dạng code nhúng (Iframe) chéo các domain, video players, webkits và nhiều yếu tố khác. Rất khó để đo lường trước, vì vậy khi mua lượt hiển thị quảng cáo (Impression) theo cách thức RTB (đấu giá theo thời gian thực), người mua không thể biết các lượt hiển thị này có được nhìn thấy hay không.

CÁC “ÔNG LỚN” NÓI GÌ VỀ VIEWABILITY

“Chúng tôi nhận thấy rằng những gì chúng tôi làm đang tạo nên một sự khác biệt lớn bởi từ khi làn sóng Viewability lên ngôi, các publisher (nhà phân phối quảng cáo) đã chú trọng cung cấp cho chúng tôi những hình thức quảng cáo rất chất lượng với nhiều sự đầu tư hơn”, John Montgomery, Phó chủ tịch điều hành An toàn Thương hiệu của GroupM chia sẻ.

Giám đốc Marketing của Unilever, Keith Weed cho biết họ hoàn toàn ủng hộ GroupM trong việc liên tục đưa ra những tiêu chuẩn, đánh giá Viewability để đáp ứng kịp thời các thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng và sự phát triển của các định dạng quảng cáo có sẵn.

Ông còn đưa ra nhận định: “Quảng cáo digital chắc chắn cần phải được nhìn thấy toàn bộ hình ảnh, nếu ít hơn thì đó là quảng cáo không hề hiệu quả.” Keith Weed khuyên rằng các nhà làm quảng cáo cần tập trung vào trải nghiệm khách hàng vì đó là cách để tạo dựng hình ảnh thương hiệu trong trí nhớ khách hàng tốt nhất. Viewability là chỉ số rất đáng quan tâm.


Như vậy, dù mục tiêu là tăng lượng chuyển đổi, nâng cao nhận diện thương hiệu hay nhắc nhớ quảng cáo, các nhà tiếp thị luôn phải quan tâm tới chỉ số Viewability để chiến dịch được đánh giá chuẩn xác hơn. Chúng ta cần hiểu rằng quảng cáo không thực sự được nhìn thấy sẽ không thể tác động tới nhận thức của khách hàng và xây dựng niềm tin đối với thương hiệu.

Biên tập: Ngô Thị Hồng Thắm

Thiết kế: Bùi Ngọc Thanh Thúy

2048x1024

VIDEO MARKETING – VŨ KHÍ HẠ GỤC KHÁCH HÀNG

Với sự xuất hiện tràn lan của banner, poster quảng cáo trên mọi nẻo đường thành phố, phương tiện truyền thông dường như đã quá quen thuộc với mọi người. Loại hình quảng cáo này thường chỉ tập trung giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng, chưa nói lên được thông điệp nhà sản xuất nên hình thức video Marketing được sử dụng để quảng cáo, thoả mãn nhu cầu thông tin sản phẩm cho người tiêu dùng. Vậy video marketing là gì? Tại sao chúng có ‘năng lực’ hơn được cả quảng cáo bằng hình ảnh? Xu hướng của chúng hiện nay là gì?

Video Marketing là gì?

Hiểu đơn giản, video marketing là hoạt động nằm trong chiến lược marketing của doanh nghiệp nhằm quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng bằng những video có nội dung, gây ấn tượng đến với người tiêu dùng qua nhiều phương diện. Mục đích tạo ưu thế cho thương hiệu, nhãn hàng khi tung sản phẩm ra thị trường được khách hàng đón nhận.

Video marketing đang dần trở thành xu hướng online Marketing, với sự hỗ trợ của các ứng dụng hàng đầu như Youtube, Facebook, Instagram cùng các kênh social media khác. Video Marketing càng trở nên lợi thế về sức lan toả, việc còn lại của doanh nghiệp là xây dựng nội dung định hướng thương hiệu, sáng tạo và thu hút mọi người.

Với sự bùng nổ công nghệ hiện nay, mạng Internet ngày càng được con người khai thác và sử dụng triệt để đặc biệt trong ngành công nghiệp Marketing, cụ thể là video Marketing. Theo eMarketer, video Marketing đang dẫn đầu các xu hướng Digital Marketing hiện nay. Cùng với đó, quảng cáo video trên mạng xã hội cũng được eMarketer dự đoán tăng trưởng mức 44% vào năm 2021. Từ đó càng chứng tỏ được sức mạnh của video Marketing trong thời đại digital Marketing hiện nay.

 

Sức mạnh video Marketing trong thời đại digital Marketing.

1. Truyền tải và tiếp nhận người xem lớn: Nhờ sự hỗ trợ của social media, video Marketing ngày càng có sức lan toả thông tin lớn, thu hút nhiều lượt xem, cụ thể con số 10 tỉ lượt view mỗi tháng trên youtube đã nói lên tất cả và hơn 70% người dùng Internet xem ít nhất một video mỗi. Thông qua video, thương hiệu có thể gửi gắm thông điệp ý nghĩa, định hình hình ảnh mà thương hiệu đang theo đuổi, làm sáng tỏ được nhiều khuất mắc của người tiêu dùng.

Quảng cáo qua tranh ảnh làm hạn chế thông tin đến khách hàng, vì loại quảng cáo này thường tập trung đến tiếp thị ‘sản phẩm’ thông qua tính năng, công dụng. Thế nhưng khách hàng còn đòi hỏi nhiều điều mới lạ hơn thế nữa, họ muốn biết về quy trình tạo ra sản phẩm hay chất lượng dịch vụ, tất cả đều được tích hợp trong video Marketing.

2. Video Marketing sẽ trở thành công cụ chiến lược: Mục tiêu doanh nghiệp là tăng doanh số, muốn vậy phải tìm kiếm thật nhiều khách hàng, để làm được điều này việc kéo traffic về website và làm chúng ngày một nhiều người biết càng trở nên quan trọng. Video Marketing sẽ giúp doanh nghiệp làm được điều này vì những thông tin tìm kiếm sẽ ưu tiên người dùng Internet tiếp cận với các video hơn thông qua từ khóa cụ thể.

3. Tỉ lệ chuyển đổi cao: Video giúp bạn thoải mái sáng tạo, truyền đạt thông điệp, thuyết phục khách hàng tiềm năng. Những gì trên banner bạn không có cơ hội thể hiện sẽ được hoá giải bởi video thông qua màu sắc, âm thanh, hình ảnh chuyển động. Nội dung video thường mang tính chất giải trí hoặc cập nhập xu hướng xã hội làm chủ đề.

Mỗi dịp Tết đến, hình ảnh sum vầy gia đình là chiến lược Pepsi luôn hướng tới. Bằng những video đời thực, lấy cảm hứng gia đình đánh vào tâm lý những người con làm việc xa quê hương với thông điệp “Tết sum vầy” như nỗi lòng cha mẹ mong con về cùng đón xuân. Từ đó, marketers của Pepsi đã xuất sắc ghi điểm với khách hàng bằng video marketing, thu hút nhiều nhiều khách hàng chọn Pepsi là loại nước đãi khách trong dịp Tết.

4 Xu hướng video Marketing trong năm 2019.

Với sự xuất hiện tràn lan của banner, poster quảng cáo trên mọi nẻo đường thành phố, phương tiện truyền thông dường như đã quá quen thuộc với mọi người. Loại hình quảng cáo này thường chỉ tập trung giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng, chưa nói lên được thông điệp nhà sản xuất nên hình thức video Marketing được sử dụng để quảng cáo, thoả mãn nhu cầu thông tin sản phẩm cho người tiêu dùng. Vậy để theo đuổi Video Marketing, chúng ta cần cập nhập những xu hướng nào?

1. Live video còn gọi là phát trực tiếp, được xem là xu hướng video Marketing trong năm 2019, nó giúp mọi người dễ dàng tương tác và đến gần nhau hơn. Bởi nó giúp người phát trực tiếp đến cận người xem ở tại thời điểm thực. Live video còn cung cấp một loạt các nội dung giải trí và giới thiệu đa dạng để nhà tiếp thị có thể thỏa sức sáng tạo. Hiện giờ nó được phổ biến rộng rãi trên ứng dụng Facebook, Snapchat hay Instagram….

2. Video trở thành cửa hàng trực tuyến, video dạng này thường có tính năng liên kết sản phẩm tới website bán hàng. Gần đây nhất là Instagram stories và Facebook Stories thường xuất hiện các đoạn video ngắn kèm dòng link dẫn tới website mua hàng và hành vi này ngày càng tinh vi hơn.

3. Quảng cáo bằng video 360 độ là loại hình quảng cáo tận dụng công nghệ thực tế ảo để tạo ra video 360 độ làm video quảng cáo trở nên mới mẻ và chân thực hơn, thú hút sự chú ý của người xem. Với góc nhìn tổng thể rộng rãi, nội dung mô tả và hình ảnh phù hợp được chia sẻ lên các trang mạng xã hội phổ biến như: Youtube, Facebook, Instagram,…hoặc dùng cho website chắc chắn sẽ khiến khách hàng ấn tượng và yêu thích quảng cáo của bạn. Loại hình này thường được các công ty ẩm thực, du lịch, sự kiện, triển lãm sử dụng để mang lại cảm giác thực cho khách hàng.

4. Vlogging là loại hình được ước tính sẽ trụ vững lâu dài nhất, vì loại video này thường mang lại cảm giác dễ chịu, thú vị, là sự chia sẻ trải nghiệm của các Vloggers, không gây khó chịu cho người xem khi quảng cáo. Trên nền tảng phát triển của live video thì càng mở ra điều kiện thuận lợi cho các Vloggers kéo traffic về kênh của mình, đồng thời mở đường cho xu hướng mới video Marketing.

Biên tập: Võ Trung Hậu

Thiết kế: Bùi Trần Hạnh Mai

banner nè

DIGITAL MARKETING, ONLINE MARKETING, NON – ONLINE MARKETING – HIỂU SAO CHO ĐÚNG?

Có thể nói Digital Marketing là một thuật ngữ rộng, mang tính bao quát vì nó bao gồm rất nhiều kỹ thuật tiếp thị và không quan tâm chúng có trực tuyến hay không. Digital Marketing bao gồm 2 phần phân biệt rất rõ ràng chính là Online Marketing và Offline Marketing (Non – Online Marketing). 

Tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing), tiếp thị trực tuyến (Online Marketing) và tiếp thị truyền thống (Non – Online Marketing) là các thuật ngữ thường bị nhầm lẫn và bị lạm dụng trong việc gọi tên. Vậy đâu mới là định nghĩa đúng cho các từ trên? Chúng thực sự khác nhau ở những điểm nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Digital Marketing

Digital Marketing, tạm dịch là tiếp thị số, là các hoạt động Marketing sản phẩm/dịch vụ mà có mục tiêu rõ ràng, có thể đo lường được, có tính tương tác cao, có sử dụng công nghệ số (digital) để tiếp cận và giữ khách hàng.

Có thể nói Digital Marketing là một thuật ngữ rộng, mang tính bao quát vì nó bao gồm rất nhiều kỹ thuật tiếp thị và không quan tâm chúng có trực tuyến hay không

Digital Marketing bao gồm 2 phần phân biệt rất rõ ràng chính là Online Marketing và Offline Marketing (Non – Online Marketing). 

Online Marketing

Thật ra hiện nay có rất nhiều bạn nhầm lẫn giữa Digital Marketing và Online Marketing. Như đã nói ở trên thì Online Marketing chính là tập hợp con của Digital Marketing. Và đặc điểm chính của Online Marketing là để thực hiện được nó bạn đòi hỏi phải có Internet. 

Online Marketing – nhận biết ngay hành động khi tương tác, hay còn gọi là tiếp thị trực tuyến, là hoạt động tiếp thị cho sản phẩm và dịch vụ thông qua mạng kết nối toàn cầu Internet. Các dữ liệu khách hàng kỹ thuật số và các hệ thống quản lý quan hệ khách hàng điện tử (ECRM) cũng kết hợp với nhau trong việc tiếp thị Internet.

Trong đó Online Marketing chia ra thành 7 loại chính gồm: Search Engine Optimization (SEO), Search Engine Marketing (SEM), Content Marketing, Social Media Marketing (SMM), Pay-per-click Advertising (PPC), Affiliate Marketing, Email Marketing. 

Online Marketing có vẻ hào nhoáng, áp đảo hơn vì hiện nay ai cũng nhắc tới nó và dễ dàng để có thể tiếp cận, đây cũng là một trong những lý do chính gây ra sự nhầm lẫn rằng Digital Marketing & Online Marketing là một.

Non – Online Marketing

Offline Marketing (Non – Online Marketing) hay còn được gọi là Marketing truyền thống. Các doanh nghiệp sẽ quảng bá thương hiệu bằng cách sử dụng các phương pháp cơ bản để quảng bá, thu hút, tiếp cận và tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng như: quảng cáo (qua tivi, báo, đài), quan hệ công chúng, xúc tiến bán hàng và marketing trực tiếp.

Non – Online Marketing bao gồm 4 loại chính: Enhanced Offline Marketing, Radio Marketing, Television Marketing, Phone Marketing. 

Vậy sự khác nhau cơ bản giữa Online Marketing và Offline Marketing là gì?

Sự khác biệt này đến từ 3 góc độ:

1. Đo lường

  • Với Online Marketing, bạn đo lường một cách dễ dàng và rõ ràng hơn nhờ sự hỗ trợ của các công cụ phân tích. (VD: Google Analytics) 
  • Với các kênh Non – Online Marketing thì không dễ dàng như vậy do bạn không phụ thuộc vào website hay mạng Internet vậy nên khó đo lường hơn.

2. Phương thức hoạt động

  • Như đã nói ở trên, các kênh Online Marketing thì phụ thuộc vào mạng Internet. Hay nói cách khác, không có Internet thì không có Online Marketing.
  • Các kênh Non – Online Marketing thì không phụ thuộc mạng Internet mà phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng viễn thông (sóng truyền hình, sóng radio, sóng điện thoại, v.v…) và do đó có Internet hay không thì chúng vẫn hoạt động.

3. Mục đích sử dụng:

Có 2 mục đích chính khi làm quảng cáo: một là để tăng cường chuyển đổi (Converison – bán hàng, đăng ký,…), hai là để tăng nhận diện thương hiệu (Brand Awareness).

  • Online Marketing có thế mạnh là giúp tăng cường chuyển đổi vì chúng có thể đo lường được dễ dàng nhờ vậy có thể nhanh chóng tối ưu hóa và cải thiện hiệu quả chiến dịch ngay cả khi đang thực thi.
  • Non – Online Marketing có thế mạnh là giúp tăng cường nhận diện thương hiệu vì chúng có khả năng phủ rộng rãi. 

Mỗi kênh đều có một thế mạnh đặc trưng, nên tuỳ theo mục đích mà người làm Marketing sử dụng chúng cho phù hợp.

Biên tập: La Thị Kim Oanh

Thiết kế: Lê Huỳnh Hải Diệu

banner

OUT OF HOME – THỜI HOÀNG KIM TRỞ LẠI TRONG KHÔNG GIAN DIGITAL

Theo như một số nghiên cứu, mỗi người tiêu dùng chỉ có 30% thời gian ở nhà và mất 70% họ dành cho công việc ở ngoài đường. Chính vì thế, những loại hình quảng cáo như Out Of Home ngày càng tiềm năng và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Vậy Out Of Home là gì? Có những loại hình Out Of Home phổ biến nào? Cách vận dụng chúng trong thời buổi công nghệ số đang lên ngôi?

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Khái niệm Out Of Home trong Marketing

Out Of Home (viết tắt là OOH) là một loại hình quảng cáo với hình thức tiếp cận người tiêu dùng khi họ ra khỏi nhà và đến một địa điểm nào đó trong hành trình của họ.

Ở thời điểm hiện tại, OOH đang là loại hình quảng cáo đầy tiềm năng trong nền công nghiệp Marketing vì chúng ít gây ức chế cho người xem, làm cho người tiêu dùng tiếp nhận thông tin một cách bị động và để lại ấn tượng sâu sắc khi họ đi mua sắm. Ưu điểm này sẽ giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả quảng cáo và tăng độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.

Những loại hình OOH phổ biến

Hiện nay, có 4 loại OOH mà chúng ta thường thấy là:

Billboard

Là những loại hình quảng cáo có vị trí đặt ở tầm cao như trên nóc nhà hay bức tường các tòa nhà lớn được dựng độc lập và kiên cố.  Billboard cũng bao gồm các loại hình quảng cáo hộp đèn, bảng chiếu điện tử, quảng cáo công nghệ cao như màn hình đèn LED ,màn hình LCD, …

Street furniture

Là loại hình quảng cáo đặt ở tầm thấp,dọc bên đường như nhà chờ xe buýt và ki-ốt.

Transit

Là loại quảng cáo ngoài trời di động rất phổ biến hiện nay, như trên taxi, xe bus, xe ô tô cá nhân,…

POSM (Points Of Sale Materials)

Là hình thức quảng cáo phụ trợ trực quan, đặt trưng bày và đặt tại nơi bán hàng, khu vui chơi công viên giải trí.

Sự trở lại mạnh mẽ của OOH khi không gian Digital ngày càng phát triển

OOH đã trở lại như thế nào?

Những tưởng, khi không gian Digital ngày càng phát triển thì loại hình quảng cáo OOH sẽ lụi tàn và sẽ đi vào quên lãng. Nhưng thực tế, các hình thức quảng cáo OOH đang dần chuyển đổi và trở lại mạnh mẽ như thời “hoàng kim” của nó.

Vì số lượng thông điệp quảng cáo trên Digital ngày càng tăng theo cấp số nhân nên người tiêu dùng, đặc biệt là Millennials ngày càng cảm thấy khó chịu vì những quảng cáo trực tuyến trên các trang Web hay trên mạng xã hội. 

Trái lại, những biển quảng cáo to đùng, ấn tượng và được đặt ở những địa điểm “hot” mà nhiều đối tượng tiêu dùng thường xuyên đi lại đang đem tới những kết quả vượt mong đợi. Khách hàng cảm thấy có cảm tình và sự tin tưởng lớn hơn dành cho những biển quảng cáo ngoài đường vì chúng có vẻ chính thống hơn những quảng cáo trực tuyến. 

Sự kết hợp hoàn hảo của OOH và Digital

Tận dụng không gian Digital đang ngày càng phát triển, các doanh nghiệp kết hợp OOH truyền thống cùng công nghệ kỹ thuật số để tạo ra những biển quảng cáo đầy ấn tượng và thu hút được nhiều đối tượng khách hàng hơn. 

Theo thống kê của Công ty kiểm toán PwC, từ năm 2010 đến 2018, đầu tư dành cho quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời đã tăng 15% và sẽ sớm soán ngôi ngành quảng cáo ngoài trời truyền thống vào năm 2020.

Hoặc theo như một nghiên cứu do Nielsen thực hiện năm 2015, các billboard điện tử giúp tăng lượng bán hàng qua các kênh trực tuyến và tăng tương tác giữa thương hiệu và người dùng. 

Điều này đã cho thấy rằng, sự kết hợp hoàn hảo của các loại hình OOH và không gian Digital cũng đã mang lại những hiệu quả tuyệt vời cho thương hiệu trong việc quảng cáo cũng. Nếu doanh nghiệp biết lựa chọn những loại hình quảng cáo phù hợp sẽ tạo hiệu ứng tốt trong việc nâng cao trải nghiệm cũng như sẽ tạo được độ nhận diện thương hiệu cho khách hàng.

Biên tập: Nguyễn Tấn Đạt

Thiết kế: Nguyễn Lê Ngọc Khánh Vi

banner

VOICE SEARCH – BÀI TOÁN THÍCH NGHI MỚI CHO DOANH NGHIỆP

Khi mọi thứ đang từng bước chuyển sang sử dụng công nghệ kỹ thuật số, điều đó đồng nghĩa là các công ty cũng đang “nhảy” sang hình thức tiếp thị trực tuyến. Và để tồn tại được trước những thách thức của Digital Marketing, các thương hiệu đòi hỏi phải bắt kịp các xu hướng mới nhất trên thế giới.

Thế giới đang không ngừng phát triển và công nghệ chính là lĩnh vực đi đầu trong sự phát triển mạnh mẽ đó. Hiện nay, mọi thứ đang dần đổi mới theo hướng kỹ thuật số và điều đó đồng nghĩa là marketing cũng phải “lột xác” để ngày một thích nghi.

Có thể thấy rằng, chúng ta đang bước vào thời đại mà tìm kiếm bằng giọng nói đang dần chiếm ưu thế. Và Voice Search trở thành top công cụ được sử dụng phổ biến nhất. Các ông trùm công nghệ lớn đã cải tiến những trợ lý kỹ thuật ngày một thông minh và khả năng nhận dạng giọng nói con người chính xác hơn.

Vậy Voice Search là gì?

Có lẽ khái niệm này không còn quá xa lạ trước sự bùng nổ của thời đại công nghệ hiện nay. Nói một cách đơn giản, Voice Search là phương thức tìm kiếm bằng giọng nói để người dùng tra cứu những thông tin, dữ liệu nhằm giải đáp thắc mắc liên quan đến nhu cầu của mình.

Tuy nhiên, đứng trước sự phát triển vô tận của thời đại kỹ thuật số, điều mà các doanh nghiệp cần biết đâu chỉ đơn thuần là khái niệm mà còn là sự ảnh hưởng của Voice Search đến Marketing.

Voice Search đang làm thay đổi SEO như thế nào?

Theo số liệu thống kê của Stone Temple, vào năm 2017 có đến 57,8% người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm bằng giọng nói trên điện thoại thông minh của mình. Và số truy vấn bằng cách tối ưu hóa giọng nói đã tăng 3.400% (tức 34 lần) từ năm 2008 đến 2017 (HubSpot, 2017).

1. Sự gia tăng tìm kiếm trên điện thoại di động

Việc tìm kiếm bằng giọng nói được thực hiện dễ dàng hơn nhiều so với việc nhập văn bản, số lượng người dùng của nó đã liên tục tăng trong vài năm qua. Phần trăm người dùng smartphone ngày một tăng nhanh kéo theo việc tìm kiếm bằng giọng nói – Voice Search cũng chiếm lượt truy vấn cao.

Một nghiên cứu từ Northstar Research đã tiết lộ rằng 55% thanh thiếu niên đang sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói mỗi ngày và 56% người trưởng thành sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói bởi vì điều đó khiến họ cảm thấy hiểu biết và gần gũi với công nghệ.

2. Tạo cuộc đối thoại tự nhiên giữa con người và công nghệ

Người dùng luôn muốn tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất. Chính vì vậy, khi phải gõ thông tin bằng văn bản – một hành động khá tốn thao tác và mất thời gian, thì họ sẽ chọn việc gõ ra một truy vấn ngắn nhất, chính xác nhất để tìm kiếm được thứ mình cần.


Tuy nhiên, giờ đây Voice Search đã giải quyết được vấn đề của người dùng. Họ có thể nói ra tất cả những điều mình cần một cách tự nhiên, nói dài hoặc thậm chí nói sai bởi Voice Search có thể dự đoán phần nào truy vấn của người dùng. Trong trường hợp không thể đoán được, công cụ này sẽ trả về các kết quả tìm kiếm có cách phát âm gần nhất với các truy vấn mà người dùng đã nói.

3. Cơ hội cho SEO địa phương

Không quá ngạc nhiên khi tìm kiếm bằng giọng nói trên thiết bị di động có khả năng cục bộ cao gấp ba lần so với văn bản vì người dùng di động thường tìm kiếm thông tin với vị trí được bật.
Do đó, một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp và chủ sở hữu trang web “đua top” về thứ hạng tìm kiếm bằng giọng nói tại cùng khu vực. Một số tối ưu hóa SEO trên điện thoại nhanh chóng có thể được thực hiện bởi các doanh nghiệp địa phương để duy trì tính cạnh tranh.

Doanh nghiệp cần phải làm gì trước bước chuyển mới của Digital Marketing?

Khi mọi thứ đang từng bước chuyển sang sử dụng công nghệ kỹ thuật số, điều đó đồng nghĩa là các doanh nghiệp cũng đang “nhảy” sang hình thức tiếp thị trực tuyến. Và để tồn tại được trước những thách thức của Digital Marketing, các thương hiệu đòi hỏi phải bắt kịp các xu hướng mới nhất trên thế giới.

Để phóng nhanh như tiếng nói của người tiêu dùng, các doanh nghiệp cũng cần phát triển Voice Search để kết hợp với các kế hoạch tiếp thị kỹ thuật số của họ, bởi vì giọng nói đang thay đổi cách mọi người tìm kiếm và đây chính là cơ hội để doanh nghiệp tương tác với người tiêu dùng.

Ngoài ra, việc áp dụng chiến lược tìm kiếm bằng giọng nói không chỉ tạo ra trải nghiệm khách hàng độc đáo mà còn làm cho tương tác với doanh nghiệp trở nên tự nhiên hơn, thúc đẩy mối quan hệ và xây dựng lòng trung thành từ khách hàng.

 

Tóm lại, tương tác tìm kiếm bằng giọng nói – Voice Search giúp tiết kiệm nhiều thời gian hơn so với việc tìm kiếm bằng văn bản. Điều này giúp cuộc sống thuận tiện hơn, đặc biệt là cho những người bận rộn mong đợi trải nghiệm tuyệt vời và sự hài lòng tức thì mỗi khi họ tương tác.

Biên tập: Lâm Thảo Phương
Thiết kế: Nguyễn Lê Ngọc Khánh Vi

banner web đỏ

Branded Content – Giải pháp khi bị khách hàng ngó lơ

Chúng ta đang sống trong thời đại mà các quảng cáo thương hiệu chuyển mình, thay đổi liên tục và xuất hiện khắp mọi nơi nên mọi người đã quá quen thuộc, thậm chí chặn luôn cả các bài viết được chạy quảng cáo dày đặc trên mạng xã hội. Người tiêu dùng đang ngày càng trở nên thờ ơ, thậm chí dị ứng với các loại quảng cáo thông thường trên truyền hình hay tờ rơi. Vậy làm cách nào để một thương hiệu truyền tải thông điệp, giới thiệu sản phẩm mới tới khách hàng?

Branded Content là gì? Vì sao branded content ngày càng cần thiết trong marketing?

Branded Content (nội dung định hướng thương hiệu) là loại nội dung có hình thức dưới dạng bài viết, hình ảnh, video hay các hoạt động khác,… mang lại giá trị có liên quan cho người tiêu dùng. Mục đích của branded content là thu hút sự chú ý của người tiêu dùng thông qua thông điệp thương hiệu, nội dung mang tính giải trí, nhằm thoả mãn khách hàng và mang lại lợi ích tiêu dùng tốt hơn so với các loại nội dung thông thường.

Branded content được đánh giá chiếm tới 86% định hướng thương hiệu, trong khi các loại nội dung quảng cáo thông thường như (PR, quảng cáo banner, social media, báo chí, tờ rơi) chỉ đạt 65% định hướng (theo Nielsen).

Chúng ta đang sống trong thời đại mà các quảng cáo thương hiệu chuyển mình, thay đổi liên tục và xuất hiện khắp mọi nơi nên mọi người đã quá quen thuộc, dần lãng quên, bỏ qua, thậm chí chặn luôn cả các bài viết được chạy quảng cáo dày đặc trên facebook, youtube, instagram, websites. Người tiêu dùng đang ngày càng trở nên thờ ơ, thậm chí dị ứng với các loại quảng cáo thông thường trên truyền hình hay tờ rơi.

Và branded content là giải pháp tối ưu dành cho các doanh nghiệp sử dụng thay thế cho những giải pháp cũ. Phát triển nội dung định hướng thương hiệu được diễn ra trên các tạp chí, websites hay music video,… bởi tính giải trí cao, số lượng người xem lớn. Những nội dung định hướng thương hiệu khiến họ vui vẻ thưởng thức, và đi vào tiềm thức của họ một cách tự nhiên nhất chứ không phải sự “ép buộc” như quảng cáo.

Branded content trên các trang mạng xã hội phổ biến

Facebook và Instagram là hai mạng xã hội “hot” đang thu hút nhiều người dùng nhất hiện nay, nên việc chọn lựa hai trang mạng này để chạy quảng cáo là điều thường thấy của các doanh nghiệp khi cho ra sản phẩm mới.

Thực tế, branded content trên Facebook và Instagram là hoạt động doanh nghiệp bỏ tiền chi trả cho các fanpage lớn hay thông qua các “influencers” – người dùng có ảnh hưởng lớn tới cộng đồng trên mạng xã hội để quảng bá sản phẩm. Những bài viết mang tính chia sẻ cảm xúc, thể hiện cảm nhận khi trải nghiệm sản phẩm, giúp người đọc có cái nhìn khách quan hơn về sản phẩm, đồng thời cũng giúp các nhãn hàng tiếp cận được tới những người mua hàng khó tính, đặc biệt là Gen Z.

Mới đây, vào ngày 20/3/2019, Instagram đã cho ra mắt hình thức quảng cáo mới dành cho Branded Content, mới cho phép các thương hiệu có thể quảng cáo cho những bài đăng được tạo bởi người nổi tiếng hay chính nhãn hàng. Còn đối với Facebook, hình thức branded content đang chiếm ưu thế là hình thức sử dụng tag.

Branded Content của các thương hiệu

1. OMO và Hi-Kool sử dụng Branded Content Tag trên Facebook tại thị trường Việt Nam

Sau lần đột phá với thông điệp đánh vào insight người tiêu dùng “Dirt is good – Ngại gì vết bẩn”. Năm 2018, Omo tiếp tục với chiến dịch “Tạm rời màn hình, trải nghiệm cuộc sống”, lên tiếng về vấn đề nghiện smartphone đang dần hình thành ở trẻ con. Từ đó, nhãn hàng muốn chia sẻ thông điệp đến người tiêu dùng, đặc biệt là những người mẹ, hãy rời xa vòng xoay của công nghệ, cùng con trẻ trải nghiệm lấm bẩn thật sự, để có được mùa hè đầy màu sắc. Cuộc sống Agency là fanpage được chọn làm nơi bắt đầu cho branded content của OMO.

Vừa qua Hi-Kool đã trổi dậy với đoạn phim ngắn “20 năm còn hiểu nhau”, một thước phim mượn chủ đề gia đình quen thuộc để khai thác cảm xúc vốn có, sâu lắng trong mỗi người. Bằng sự đầu tư kỹ lưỡng và một chiến dịch ý nghĩa như vậy, Hi-Kool đã thực sự xuất sắc ghi điểm trong mắt mỗi người tiêu dùng. Và lần đầu tiên một hãng phụ kiện xe ô tô như film cách nhiệt lại có một chiến dịch branded content bài bản và mới mẻ đến vậy trên thị trường Việt Nam.

2. Netflix và case study kinh điển: Women Inmates: Why the Male Model Doesn’t Work

Thế giới có xu hướng công nghiệp hóa đồng nghĩa với việc người ta ít động đến các tờ báo hay tạp chí hơn, website lên ngôi và việc chạy quảng cáo trên các website giúp các brand tăng nguồn lợi nhuận, đồng thời cũng giúp các bài viết có thông điệp marketing tiếp cận được khách hàng mục tiêu.

Với bài báo Women Inmates: Why the Male Model Doesn’t Work, Netflix đã thành công trong việc đưa series “Orange is New Black” của họ đến được với nhiều người hơn thông qua một bài báo đề cập đến những vấn đề thời sự trong film thông qua tờ The New York Times.

Có thể thấy, branded content không phải điều gì quá la xạ và đang được “hậu thuẫn” rất nhiều trên các kênh online. Các nhãn hàng đang tích cực đẩy mạnh các nội dung định hướng thương hiệu để có thể tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng khi họ không ngờ tới nhất, khiến họ dễ dàng tiếp nhận thông tin về sản phẩm nhưng không làm họ khó chịu hay tẻ nhạt.

Biên tập: Võ Trung Hậu

Hình ảnh: Khánh Vi