Banner

XU HƯỚNG CONTENT MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC BRANDS

Nếu bạn làm một người có tìm đam mê với marketing hay chỉ đang quan tâm tìm hiểu về marketing, chắc hẳn rằng bạn sẽ không nên bỏ lỡ content marketing. Với các xu hướng mới, góp phần quan trọng cho sự thành công trong việc giữ chân và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Hãy theo chân Margroup cùng tìm hiểu về các xu hướng ấy trong thời gian gần đây nhé!

Content Marketing là gì?

Content Marketing (tiếp thị bằng nội dung) là lập ra kế hoạch chi tiết về những chuyên mục, chủ đề sẽ bao quát; kế hoạch viết bài, đăng bài với nội dung, văn phong đã được đưa ra trong chiến lược. Ngoài ra, content marketing còn bao gồm việc lên kế hoạch đăng bài trên website cũng như trên những kênh truyền thông phù hợp để tạo ra phản ứng và thảo luận (tích cực) về nội dung truyền tải, theo đó thay đổi suy nghĩ, thái độ, hành động của khách hàng mục tiêu. Đây là hoạt động mang tính quyết định xây dựng hình ảnh thương hiệu làm cho khách hàng biết và hiểu về giá trị sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra, xa hơn chính là xây dựng mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng và nhãn hàng.

Content Marketing được chia là m 2 loại là sáng tạo nội dung và phân phối nội dung, một doanh nghiệp khi thâm nhập bất kì thị trường nào cũng cần phải đưa ra một nội dung phù hợp, tùy từng nhu cầu mà mỗi phân khúc khách hàng sẽ lựa chọn và tìm kiếm nội dung riêng.

Một Content Marketing như thế nào được gọi là giá trị?

Khách hàng hàng ngày họ sẽ tiếp cận với rất rất nhiều thông tin nên Marketers cần phải tạo ra được nội dung thật sự hữu ích, giá trị để khách hàng có thể chọn lựa và thưởng thức. Một nội dung được xem là đáng giá khi nó cung cấp được cho những giá trị đích thực mà họ mong muốn bao gồm cả giá trị giải trí và giá trị giáo dục.

Để tạo ra được các giá trị đó thì đầu tiên những người làm Marketing cần phải xác định được khách hàng của bạn là ai, họ đang ở đâu trên phân khúc thị tường, họ cần những gì, nhu cầu của họ là gì. Nếu bạn không tạo được nội dung đúng và thú vị thì khách hàng sẽ bỏ qua thương hiệu của bạn do trên cùng lĩnh vực đó có rất nhiều nội dung được tạo ra mỗi ngày. Các marketers phải cho khách hàng thấy được một cách xúc tích ngắn gọn, hiệu quả những gì họ đang cần tìm.

Một ví dụ điển hình là nhân dịp ngày quốc tế phụ nữ 08/03/2020 thương hiệu bảo hiểm nhân thọ Generali đã cho ra mắt một sản phẩm TVC với nội dung về những người phụ nữ hạnh phúc như thế nào trong cuộc sống hiện đại qua câu chuyện của nhóm bạn thân lâu ngày gặp lại, mỗi người có một cách định nghĩa về sự thành công và hạnh phúc của mình miễn sao họ thật sự hài lòng với sự lựa chọn đó.

Cũng trong năm 2020 vào ngày của cha thì Generally tiếp tục cho ra mắt TVC về cha, cách mà người cha nuôi dạy và hướng con gái theo giấc mơ mà mình bỏ lỡ khi thời trẻ với thông điệp ý nghĩa, sự trân trọng tình cảm của các thành viên trong gia đình.

Đặc biệt hơn là dịp Tết Nguyên Đán của năm 2020 thì họ lại cho ra mắt sản phẩm “Tết như ý” với ý nghĩa sự sum vầy của các thành viên trong gia đình ngày đầu năm, cảm xúc mọi người cùng nhau trang trí nhà cửa, nấu mâm cỗ, cách họ hỏi thăm nhau sau một năm làm việc xa nhà, với thông điệp truyền tải đến khách hàng hãy trân trọng khoảnh khắc gia đình vào những dịp đặc biệt.

Thông qua đó ta có thể thấy được khách hàng mục tiêu  mà Generali mà họ hướng đến là gia đình, việc chăm sóc trân trọng gia đình thật sự rất quan trọng. Đó là giá trị giáo dục mà Generali  muốn truyền tải đến khách hàng rằng gia đình là nơi luôn mở rộng cửa chờ ta dù ta như thế nào nên hãy trân trọng họ bằng cách chăm sóc sức khỏe của họ, hãy bảo vệ họ bằng việc sử dụng bảo hiểm Generali.

Các xu hướng Content Marketing hiện nay? 

Hiện nay, với sự phát triển của các công nghệ số thì dường như khách hàng đang dần chuyển hướng qua cập nhật và tiếp nhận thông tin, nội dung qua các kênh truyền thông online nhiều và thuận tiện hơn. Từ đó cũng phát triển nên các xu hướng như sau:

Blogs: (weblog) là một hình thức nhật ký trên website đề cập đến một hoặc một vài lĩnh vực cụ thể, được người viết (hoặc tổ chức) thể hiện dựa trên quan điểm cá nhân.

Podcast: là series video của thương hiệu mà người dùng có thể nghe trong lúc làm việc như tập thể dục, nấu ăn, lái xe.

Video: là hình thức kết hợp giữa hình ảnh và giọng nói được tập hợp thành một đoạn clip, nhằm truyền tải thông tin đến khách hàng.

SEO: tập hợp tất cả các phương pháp nhằm tối ưu hóa mọi thứ trên website từ nội dung, hình ảnh, code, tốc độ để làm trang web trở nên thân thiện với các công cụ tìm kiếm và nâng cao hiệu quả tìm kiếm từ Google.

Email Marketing: là việc gửi thông tin đến một nhóm người qua địa chỉ email của họ. heo đó, mỗi email được gửi đến những khách hàng tiềm năng hoặc đã mua hàng của doanh nghiệp. Trong tất cả các hình thức marketing, email là hình thức duy nhất mà người dùng chủ động yêu cầu nhận được từ website/doanh nghiệp.

Copywriting: những bài viết được thực hiện trên một chủ đề có sẵn với chuẩn SEO hay là phải chuẩn hóa các việc tìm kiếm nhằm thu hút lượt tiếp cận nhiều nhất có thể.

Social Media (truyền thông xã hội): là các quảng cáo sẽ xuất hiện trên nền tảng xã hội mà khách hàng sử dụng sẽ xuất hiện những mẫu quảng cáo về thông tin sản phẩm.

Các Landing Page (trang đích): có thể được hiểu đơn giản là là trang cuối cùng được lập lên một cách độc lập với các quảng cáo, marketing nhằm đưa khách hàng đến bước cuối cùng ký kết hay mua sản phẩm (còn gọi là call to action).

Infographic: là cách thức truyền đạt mọi thông tin qua các con số, hình ảnh, biểu đồ và icon minh họa.

Với mỗi hình thức sẽ có những ưu nhược điểm riêng và khi thực hiện đồng thời chúng sẽ bổ trợ và giải quyết cho nhau những hạn chế.

Xu hướng Content Marketing tác động như thế nào đến hoạt động Marketing?

Nội dung không đơn thuần ở dạng chữ viết mà nó sẽ bao gồm nhiều dạng như video, biển quảng cáo, các hình ảnh của công ty, với mỗi nhu cầu của phân khúc và thị hiếu của khách hàng, các kênh thông tin mà họ hay sử dụng để có những chiến lược phân phối nội dung phù hợp như là sử dụng các kênh phân phối truyền thống như báo chí, các bài viết trên website và thường sẽ tốn nhiều tiền hơn các kênh công nghệ số như các mạng xã hội hay sử dụng các micro – influencers. Việc xu hướng marketing ngày càng đa dạng, phổ biến chính là đến từ các cách sử dụng thông tin của để cập nhật liên tục của khách hàng, bạn cần xác định những khách hàng 50 tuổi thường xem nội dung ở đâu, các phụ huynh tìm kiếm các sản phẩm thế nào, các bạn trẻ sử dụng các công cụ tìm kiếm sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Từ đó các Marketers sẽ có được những chiến lược phân phối nội dung một cách hiệu quả nhất.

Vai trò của Content Marketing trong các kế hoạch MarCom?

Như đã đề cập thì content marketing là một kế hoạch lâu dài mà doanh nghiệp sẽ thực hiện để kết nối và truyền tải giá trị đến khách hàng nên cần phải thực sự quan trọng trong khâu tiếp thị nội dung từ sáng tạo đến phân phối là điểm tựa cho tất cả các hoạt động marketing còn lại mà doanh nghiệp thực hiện. Trong kế hoạch MarCom thì cần xác định các khách hàng mục tiêu, KPI về lượt tiếp cận thông tin, bao nhiêu khách hàng sẽ lựa chọn của nhãn hàng, với một mức cụ thể, Content Marketing giúp hiện thực hóa các chỉ số qua những bài viết, những đoạn video nên nó có vai trò quan trọng vừa là cầu nối để mang lại giá trị sản phẩm đến khách hàng, giá trị giáo dục, các cách nhìn nhận vấn đề cho khách hàng, từ đó khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn, còn doanh nghiệp thì xây dựng được vị trí trong lòng khách hàng, nên cần đầu tư lựa chọn đúng kênh phân phối nội dung, nội dung được sáng tạo ra một cách hiệu quả thu hút được sự chú ý.

Tóm lại, trong bối cảnh cạnh tranh nội dung tiếp cận khách hàng ngày càng gay gắt,khốc liệt nên các brands đang không ngừng chú trọng vào content marketing. Việc sử dụng một content phù hợp đang được thực hiện một cách có chiến thuật đúng khách hàng, đúng nhu cầu đúng kênh phân phối nếu không sẽ bị khách hàng bỏ qua.

Biên tập: Hồng Ngân

Thiết kế: Tuấn Thanh

Nguồn tham khảo: Giang Ơi, Brands Việt Nam

Untitled-1

OMO: LẮM BẨN TRỒNG CÂY, CÙNG #PRAYFORKAY

OMO từ trước đến nay luôn được biết đến là một thương hiệu truyền tải thông điệp tích cực đến cộng đồng và xã hội thông qua các chiến dịch với một tiêu chí xuyên suốt “Ngại gì lấm bẩn”. Và ở tháng 8 này, OMO tiếp tục mang đến một câu chuyện về những vết bẩn “anh hùng” trong vấn đề giảm thiểu diện tích rừng gây ra bằng một cách mới mẻ và đầy thông minh.

OMO- CON “ÁT” CHỦ BÀI CỦA UNILEVER

Omo là một sản phẩm thuộc tập đoàn Unilever, đây là một tập đoàn lớn đa quốc gia được thành lập vào năm 1930 và có trụ sở chính đặt tại Rotterdam, London. Unilever hiện đang hoạt động tại hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ về mặt hàng chủ yếu là ngành FMCG với phương châm nâng cao cuộc sống của người dân trên toàn thế giới. 

TỪ “NGẠI GÌ LẤM BẨN” ĐẾN “LẤM BẨN ĐỂ BẢO VỆ”, TẠI SAO KHÔNG?

OMO luôn giữ được hình ảnh một thương hiệu truyền tải và lan tỏa những giá trị tích cực đến cộng đồng thông qua các chiến dịch của mình. Trong tháng 8 này, OMO đã quay trở lại và biến vết bẩn từ “người bạn” trở thành “người hùng” giúp giải quyết những hậu quả của việc giảm thiểu diện tích rừng.

Lấy cảm hứng từ cách phản ứng của dư luận trước những thảm họa thiên nhiên kết hợp cùng hiện tượng bùng nổ của nền tảng mạng xã hội, mọi người thường cầu nguyện bằng những dòng bình luận #prayfor và lan truyền tin tức như làn sóng cầu nguyện khắp các trang mạng xã hội.  Ý tưởng #PrayforKay được ra đời từ đó bằng câu chuyện kể về Kay –  một ngôi làng cổ tại Việt Nam, nơi nắm giữ những giá trị tinh thần và văn hóa về nghề làm gốm lâu năm. Người dân nơi đây vì không biết được sự mất dần của rừng phòng hộ, chiếc khiên bảo vệ sự bình an của làng nghề cho đến ngày 31/07 khi trời trút cơn mưa rào quét sạch hơn nửa ngôi làng, cuốn trôi di sản, cổ vật của thế hệ trước…Sau khi đưa tin về thảm kịch bão lũ này, OMO đã chia sẻ một liên kết đến một microsite do OMO thiết kế http://prayforkay.vn, nhằm kêu gọi mọi người cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với làng Kay.

Điều này đánh lên hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng đáng báo động của đất trống, đồi trọc tại Việt Nam. Từ đó, OMO mong muốn kêu gọi mọi người lấm bẩn để tạo ra những “tấm khiên xanh” cho Việt Nam. “OMO Lấm bẩn vì màn chắn xanh Việt Nam” trở thành thông điệp lan tỏa giá trị tích cực, để rồi từ “người bạn”, những vết bẩn ấy trở nên “người hùng” để thực hiện những sứ mệnh cao cả hơn. Lời cảnh tỉnh về tình trạng đất trống, đồi trọc đang ở mức báo động.

MỘT CÚ PLOT TWIST ĐỂ ĐÁNH THỨC NGƯỜI TIÊU DÙNG

Những làn sóng cầu nguyện không phải là một điều gì xấu, thậm chí đó là điều rất đáng trân trọng, nhưng dường như vẫn chưa đủ. Để chứng minh cho điều đó, câu chuyện về ngôi làng Kay được OMO dựng nên là một tin tức giả để thu hút sự chú ý của dư luận. Nhờ khai thác một vấn đề mang tính thời sự, tin tức của OMO sẽ dễ dàng thu hút người tiêu dùng quan tâm và hưởng ứng, nhất là trong thời gian Việt Nam đang bước vào mùa mưa bão. Khi thông tin ngôi làng Kay bị nhấn chìm trong biển nước chỉ trong một đêm được phát đi, đã có rất nhiều KOLs, hot moms và các trang cộng đồng đã bày tỏ niềm thương xót trước những tổn thất nặng nề mà dân làng Kay phải gánh chịu.

Nắm bắt được Insight cũng như phản ứng của dư luận trước những tin tức này, OMO đã chia sẻ một microsite khuyến khích mọi người nhấn nút “Pray” cho thảm kịch bão lũ vừa xảy ra. Bất ngờ là đây chỉ là một cú “plot twist”, ngay sau khi người truy cập nhấn “Pray”, thứ hiện ra không phải là một pop-up banner cảm ơn bạn vì đã cùng chúng tôi cầu nguyện mà là một clip ngắn để giải thích rằng làng Kay không hề tồn tại và cơn lũ cuốn kia cũng chưa hề diễn ra. Thế nhưng, sự thật đáng quan tâm chính là có rất nhiều vùng quê có thật khác tại Việt Nam như thôn Cây Nghĩa, Đồng Lườn, Ấp Củ,… vì thiếu rừng mà nằm trong vùng hiểm nguy của những trận lũ cuốn và sạt lở. 

Thông qua đoạn clip, OMO muốn nhấn mạnh cây và rừng là hai nhân tố quan trọng giúp giảm thiểu được các tác hại của xói mòn, sạt lở và lũ cuốn. Thiếu cây, thiếu rừng đồng nghĩa với việc thiếu đi một tấm khiên bảo vệ quan trọng trong cuộc sống của con người, thiên tai khi ấy sẽ càng trở nên nghiêm trọng và khắc nghiệt hơn. Từ đó, thông điệp hành động được truyền tải theo một cách rất riêng nhưng không kém đi sự tinh tế và thông minh. Có thể nút “Pray” mà bạn bấm là sự đồng cảm và là khởi đầu những điều tốt đẹp nhưng để câu chuyện làng Kay không bao giờ trở thành hiện thực, chúng ta cần phải bắt đầu hành động từ những điều nhỏ nhất. 

Nhờ nắm được “Insight” cũng như hành vi của khách hàng, OMO đã thực sự làm nên những con số ấn tượng với 20.569 lượt “Pray” trên trang web, tỷ lệ nhấp chuột (CTR) đạt 48,82%. Bằng cách tiếp cận độc đáo và thông điệp tích cực lan tỏa đến cộng đồng, OMO đang từng bước biến hình tượng vết bẩn từ “người bạn đồng hành” trở nên “người hùng bảo vệ” giúp nâng tầm vị thế thương hiệu trong lòng khách hàng. Hành trình lan tỏa thông điệp tích cực của “OMO Lấm bẩn vì màn chắn xanh Việt Nam” chắc chắn sẽ vẫn chưa dừng lại tại đây, hứa hẹn sẽ còn nhiều hoạt động thú vị trong thời gian tới.  Liệu bạn có mong chờ những chiến dịch tiếp theo của OMO không ? Hãy cùng Margroup theo dõi và chờ đợi xem nhãn hàng sẽ bung ra những chiến dịch độc đáo nào tiếp theo nhé.                                               

 

Banner web sửa

AGENCY & CLIENT – HAI BỜ LÃNH THỔ CỦA DÂN MARKETING

Có nhiều định nghĩa về Client hay Agency mà mọi người thường nhắc tới như: “Client làm nhiều việc cho một người, Agency làm một việc cho nhiều người” hay như: “Client mới làm chiến lược, Agency chỉ làm thực thi.”, “Client làm dài hạn và bao quát, agency làm ngắn hạn và tiểu tiết.” Tuy nhiên, có người cho rằng những định nghĩa đó lại có phần phiến diện và không phù hợp nữa so với thời điểm hiện tại. Liệu đó có phải là một suy nghĩ đúng?

Định nghĩa trên liệu có đúng?

CLIENT

Client là gì?

Client là nhưng người làm tại các công ty khách hàng (client), những công ty sản xuất hoặc tạo ra sản phẩm và dịch vụ. Điều đó có nghĩa là khi trở thành một marketer ở vị trí client thì bạn “làm nhiều việc cho một người”.

Công việc của Client

Nếu bạn làm trong brand team của một brand, thì bạn sẽ tham gia vào tất cả các quy trình (trừ sản xuất) của sản phẩm từ giai đoạn đầu đến lúc đến tay người tiêu dùng: test sản phẩm, test concept truyền thông, lên kế hoạch communication & trade cả năm, brief cho agency, thực hiện cùng agency, đo lường  – quản lý và tối ưu hóa các chiến dịch truyền thông và bán hàng.

Với một môi trường làm việc đa dạng (tiếp xúc với nhiều loại đối tác: nghiên cứu thị trường, quảng cáo (agency), truyền thông (media) đến cả những nhà bán lẻ (Retailer: Co-op Mart, Big C, Aeon…) thì bạn sẽ học được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Từ những kiến thức và kinh nghiệm đó – kết hợp với những tài liệu nội bộ công ty – thì bạn sẽ có một sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm và ngành hàng của sản phẩm đó. Bên cạnh đó, làm ở vị trí client buộc phải hiểu biết rõ về tính năng của sản phẩm. Nắm rõ sự khác biệt của sản phẩm đối với các sản phẩm đồng ngành hàng trong cùng công ty và các sản phẩm đối thủ – hiểu những xu hướng,  phân khúc của thị trường và các đối thủ khác phân ngành. 

Trên những cơ sở hiểu biết về sản phẩm ứng dụng vào thị trường, hiểu điểm mạnh điểm yếu cũng như các xu hướng của người tiêu dùng, bạn sẽ dần hình thành một cảm quan (sense) về sản phẩm của mình và thị trường. Đó là lý do tại sao những người làm Brand Manager cần khoảng 5-8 năm kinh nghiệm, để hình thành một cảm quan nhạy bén và đúng đắn, để đưa ra lựa chọn cuối cùng trên những đề xuất của các công ty dịch vụ (agency).

Tố chất cần thiết để trở thành một client

Chịu đựng áp lực tốt, yêu brand và công việc.

Khi bạn làm ở client, làm ở brand thì bạn phải là người chịu mục tiêu: mục tiêu về doanh số (sales), sức mạnh thương hiệu (brand health) hay thị phần (market share). Bạn là cha mẹ ruột của thương hiệu đó, của đứa con tinh thần – và bạn phải chăm sóc nó mỗi ngày. Khi đó bạn sẽ không bao giờ có thể ngừng suy nghĩ về doanh số, về số lượng (unit) bán ra mỗi giờ, mỗi ngày. Vì vậy, công việc về bên phía khách hàng (client) có thể không mang nhiều tính sáng tạo như chúng ta vẫn hình dung, mà phần nhiều về quản lý và giao tiếp kết nối (giữa nhiều đơn vị). Làm tại brand có nghĩa là bạn tự hào với trách nhiệm của mình, bạn yêu brand và business của bạn – và cố gắng cải thiện qua từng tháng ngày.

Trong khi hầu hết mọi người hình dung là áp lực khi làm tại client, nhất là làm tại brand đến từ môi trường bên ngoài (đối thủ cạnh tranh, chính sách …) thì có nhiều người chia sẻ áp lực lớn nhất lại đến từ chính môi trường bên trong client: cụ thể là áp lực đến từ bộ phận Bán hàng (Sales).

Khả năng thuyết phục

Bạn hãy hình dung thế này: Anh A là Sales Manager – ngành hàng Bột Giặt của Unilever, anh A chịu mục tiêu doanh số cho toàn ngành bột giặt (vd 500 triệu Euro năm 2012), và nắm trong tay một nguồn lực có hạn (500,000 điểm bán và 1 triệu USD ngân sách trade marketing). Unilever về bột giặt có 3 nhãn hàng: Omo (Brand Manager là anh B), Viso (Brand Manager là anh C) và Surf (Brand Manager là anh D). Và anh A sẽ là người quyết định tập trung vào sản phẩm nào nhiều nhất để đạt được doanh số sales.

Có nghĩa là nếu bạn là một trong 3 brand manager trên, thì việc đầu tiên và cần thiết nhất của bạn là thuyết phục được bên Sales tin tưởng vào sự thành công của chiến dịch bạn đưa ra và dành nguồn lực cho bạn (số bảng biển tại cửa hàng, ngân sách hỗ trợ bán lẻ …). Thuật ngữ trong ngành thường gọi là “win được support của sales”. Vì vậy, đối với các Brand Manager thì buổi thuyết trình chiến dịch hàng quý cho sales (gọi là Sales Pitch) là cực kỳ quan trọng, vì nếu Sales không support bạn thì không cách nào bạn đạt được mục tiêu về doanh số. Và tất nhiên, bản thân bộ phận Sales cũng có những “kiêu hãnh và định kiến” của họ – hãy hình dung: chỉ cần Omo (vốn chiếm 70% thị trường) tăng 5% doanh thu thì đã đủ target, trong khi nếu Viso thì sẽ phải tăng 50% doanh thu (vốn là khó hơn rất nhiều).

AGENCY

Agency là gì?

Điều đầu tiên cần biết về agency là khái niệm về các dịch vụ quảng cáo, tiếp thị truyền thông đại chúng. Hiểu đơn giản thì agency là đơn vị chuyên cung cấp những dịch vụ tiếp thị cho các công ty kinh doanh hàng hóa cách chuyên nghiệp hơn, là người thấu hiểu bản chất và thách thức kinh doanh của client, từ đó kết hợp với sự thấu hiểu hành vi và suy nghĩ của người tiêu dùng để làm nên những giải pháp sáng tạo hỗ trợ client đạt được mục tiêu chiến dịch.

Mặc khác, agency thường có tính chuyên biệt hóa khá cao, do đó tồn tại nhiều loại agency khác nhau (VD: Digital agency, branding agency, research agency…)

Công việc của agency

Với agency, bạn luôn sống và làm việc trong một môi trường thoải mái, sáng tạo. Bạn được làm việc trong một cơ chế gọn nhẹ, ít giấy tờ, phòng ban. Thú vị hơn là khi làm cho agency quảng cáo chính là bạn được làm với nhiều khách hàng khác nhau, có kiến thức về nhiều sản phẩm và ngành hàng khác nhau, hiểu về nhiều loại người tiêu dùng khác nhau, giải quyết nhiều vấn đề thương hiệu khác nhau. 

Trong cùng một ngày, vào buổi sáng, bạn phải tìm hiểu xem những người thành đạt, lớn tuổi đang phải đối mặt với vấn đề gì trong cuộc sống khi bạn làm cho một sản phẩm sữa bổ xung cho người lớn tuổi. Sang đến buổi chiều, bạn phải tìm xem đàn ông từ 24-28 tuổi thích gì, đi đâu, làm gì… cho sản phẩm làm đẹp của nam và đó chỉ là một ngày trong nhiều ngày, mỗi ngày công việc luôn thay đổi không ngừng. Không ai giống ai. Không có một mô hình chuẩn nào có thể áp dụng và giải quyết cho những vấn đề đó.

Tố chất cần thiết để trở thành một agency.

Chuyên chính và tập trung

Vì chỉ riêng trong một chuyên môn thì bạn đã có rất nhiều thứ để làm: làm tốt nhất những điều mình đang có, luôn phải cập nhật những thông tin và xu hướng mới nhất của thị trường và người tiêu dùng, trau dồi kiến thức và ý tưởng… Có những tập đoàn hay công ty quảng cáo rất nổi tiếng song họ chỉ làm một hay một số việc. Ví dụ Leo Burnett chỉ tập trung làm về thương hiệu & quảng cáo sáng tạo (brand, branding & advertising); Cowan chỉ tập trung vào thiết kế bao bì (packaging design) … 

Đầu óc phải luôn ở trạng thái fresh để tiếp nhận công việc mỗi ngày

Việc được tiếp xúc với nhiều sản phẩm, ngành hàng, vấn đề & mục tiêu … luôn giữ cho đầu óc thật “mở”. Một câu khá đúng với ngành agency:

“Đầu óc cũng giống như chiếc dù – nó hoạt động tốt nhất khi nó rộng mở”

“Minds are just like parachutes – it works best when it opens”

Thật sự công việc trong ngành agency tươi mới đến mức đôi khi “không thể đoán trước được” (unpredictable). Giả dụ bạn bước vào công ty và sếp nói: “em ơi, vào họp – có brief mới” và bạn có thể mỉm cười tự hỏi trong đầu “lần này sẽ là cái quái gì nhỉ?”, có thể là một hãng bảo hiểm trang nghiêm, một nhãn mỹ phẩm kiêu sa, một nhãn sữa thân thiện hay… hoặc là băng vệ sinh, bao cao su cũng chẳng biết được.

Kiểm soát lượng công việc, để tinh thần luôn thoải mái

Trong ngành agency, sự bận rộn là điều không thể tránh nhưng cần hạn chế. Nghĩa là “không thể tránh” là vì sẽ có những lúc tất cả khách hàng của bạn cùng làm truyền thông (như là vào dịp Tết chẳng hạn) thế là bạn sẽ vắt chân lên cổ để chạy. “Cần hạn chế” có nghĩa là sau những lúc như vậy, bạn cần phải tỉnh táo để “về thành dưỡng sức” cũng như trau dồi thêm vốn sống & kiến thức. 

Cuối cùng, người làm marketing nói chung, hay agency nói riêng, phải luôn “đói khát và vụng dại” (như lời của thiên tài Steve Jobs) – “đói khát” để luôn học, luôn hỏi, luôn làm mới chính mình – “vụng dại” để luôn tò mò, luôn mở rộng đầu óc và tấm lòng.

Chốt lại, Client và agency có những đặc điểm khác nhau, nhìn vào có thể coi là hai lãnh thổ phân biệt của ngành marketing tuy nhiên nhiên lại có sự liên kết, tương hỗ với nhau. Đặc biệt là làm cho người học, người yêu nghề có nhiều sự lựa chọn phù hợp với họ.

Biên tập: Khánh Nguyên

Thiết kế: Đức Dũng

Nguồn tham khảo AIM Academy

bannersua

MARKETING MIX – MÔ HÌNH KHÔNG THỂ THIẾU CỦA MỖI DOANH NGHIỆP

Nếu bạn là một người quan tâm đến Marketing thì chắc hẳn bạn đã từng nghe qua về Mô hình Marketing Mix mà cụ thể là Mô hình 4Ps hoặc 7Ps. Đây được xem là công cụ phổ biến mà các doanh nghiệp áp dụng vào chiến lược kinh doanh của mình. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu về Marketing Mix và vận dụng nó một cách hiệu quả?

Trong bài viết này, Margroup sẽ cùng bạn tìm hiểu kĩ hơn về Mô hình Marketing kinh điển này cũng như là đưa ra một ví dụ cụ thể về Starbucks để bạn có thể dễ dàng hình dung hơn nhé!

 

MARKETING MIX LÀ GÌ?

 

Marketing Mix (Marketing hỗn hợp) là một khái niệm cơ bản trong lĩnh vực marketing, là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được mong muốn của họ trong thị trường mục tiêu. Nói cách khác marketing hỗn hợp là mọi thứ công ty có thể làm để tác động đến cầu của sản phẩm. Điều khó khăn ở đây chính là làm thế nào để thực hiện tốt 4 điều này trong thực tiễn.

Về cơ bản, mô hình Marketing Mix bao gồm 4 thành tố đối với sản phẩm hữu hình và 7 thành tố cho sản phẩm vô hình (dịch vụ). Ở đây chúng ta sẽ đi sâu và 4Ps

MARKETING MIX 4P

4P trong marketing bao gồm 4 yếu tố cơ bản: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Phân phối), Promotion (Quảng bá). Mô hình này được đề xuất từ những năm 1960, bởi nhà tiếp thị nổi tiếng E. Jerome McCarthy. Từ thời điểm đó, mô hình Marketing 4Ps trở nên nổi tiếng và được sử dụng, cũng như được giảng dạy trong các doanh nghiệp, trường đại học cao đẳng trên khắp thế giới.

      PRODUCT

Product (sản phẩm), một thành tố rất quan trọng trong mô hình 4Ps, là tổng sản phẩm được tạo ra để đáp ứng nhu cầu của một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể. Sản phẩm có thể hữu hình như quần áo, mỹ phẩm, xe máy, điện thoại…Hoặc vô hình như dịch vụ chăm sóc sức khỏe, spa, nhà hàng, khách sạn… Đặc biệt, không nhất thiết là doanh nghiệp phải sản xuất sản phẩm này mà doanh nghiệp có thể mua nó từ một nơi khác.

Bạn cần chắc chắn là sản phẩm/dịch vụ mình cung cấp đáp ứng chính xác nhu cầu của thị trường mục tiêu. Vì vậy, trong quá trình phát triển sản phẩm, bạn thường xuyên thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, có thể mỗi hoạt động gắn liền với từng giai đoạn cụ thể trong vòng đời của một sản phẩm.

Để phát triển sản phẩm phù hợp bạn cần phải quan tâm đến các vấn đề sau:

  • Chủng loại – Sản phẩm của bạn có đa dạng hay không?
  • Chất lượng – Sản phẩm có thỏa mãn được mong muốn và yêu cầu của khách hàng
  • Thiết kế – Vẻ ngoài (bao bì) sản phẩm đã thu hút chưa? Kích cỡ và màu sắc sản phẩm có gây ấn tượng đến khách hàng?
  • Đặc tính – Họ sẽ sử dụng nó như thế nào, ở đâu? Những tính năng nào sản phẩm phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng?
  • Tên thương hiệu – Tên sản phẩm là gì? Liệu cái tên đó có “bắt tai”, có gây được ấn tượng với người tiêu dùng không?
  • Đóng gói – Cách đóng gói có chắc chắn hay không? Khi người mua sử dụng có thể mở ra một cách thuận tiện hay không?
  • Dịch vụ – Khách hàng muốn gì từ dịch vụ hoặc sản phẩm?
  • Ngoài ra bạn cần phải lưu ý những điểm sau: Có bất kỳ tính năng cần thiết nào mà bạn đã bỏ lỡ? Bạn có đang vô tình tạo ra các tính năng thừa thãi và khách hàng thì không cần đến chúng? Sản phẩm bạn khác với các sản phẩm của đối thủ như thế nào?…

 

      PRICE

Ở đây, bạn cần phải xác định một mức giá mà khách hàng nào (trong khách hàng mục tiêu bạn đã lựa chọn) cũng sẽ cảm thấy hài lòng khi họ mở hầu bao trả tiền. Giá cả chính là khía cạnh vô cùng quan trọng trong Marketing Mix.

Tất nhiên, đây cũng chính là thành tố sẽ quyết định sự tồn tại của một sản phẩm. Điều chỉnh giá bán sản phẩm sẽ tác động lớn đến toàn bộ chiến lược marketing cũng như ảnh hưởng lớn đến doanh số và nhu cầu của sản phẩm.

Đây rõ ràng là một chiến lược vô cùng nhạy cảm. Bạn nên nhớ rằng: Giá bán chính là một thành tố tác động lên quan điểm của khách hàng lên chính sản phẩm mà bạn đang cung cấp. Giá rẻ có thể là một điểm cộng đối với khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; nhưng cạnh đó nó cũng làm cho người mua có sự hoài nghi, so sánh về chất lượng của sản phẩm.

Khi xác định giá bán, marketer nên cân nhắc giá trị khách hàng nhận được của một sản phẩm. Có ba chiến lược định giá chính, bao gồm:

  • Market penetration pricing (định giá thâm nhập).
  • Market skimming pricing (định giá hớt váng).
  • Neutral pricing (định giá trung lập).

Để có được chiến lược định giá chuẩn xác, bạn cần xác định:

  • Các yếu tố liên quan trực tiếp đến quá trình buôn bán hàng hóa như: giá niêm yết, chiết khấu, khấu trừ, kỳ thanh toán, điều khoản tín dụng,…
  • Bạn sẽ phải chi bao nhiêu tiền để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm?
  • Giá trị nhận được khi khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn là gì?
  • Nếu bạn giảm giá bán của sản phẩm, liệu thị phần có tăng lên?
  • Giá bán mà bạn đang cung cấp có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường?

 

      PLACE

Một sản phẩm, chỉ có giá trị khi nó được phân phối để tiếp cận đến khách hàng, do đó chiến lược về phân phối trong mô hình Marketing Mix rất quan trọng. Vì thế, bạn cần hiểu biết sâu rộng về thị trường mà doanh nghiệp bạn đang cung ứng sản phẩm. Qua đó, bạn có thể khám phá những đặc tính cần thiết để làm hài lòng những khách hàng trong thị trường đó.

Chiến lược phân phối bao gồm

  • Phân phối chuyên sâu (Bao phủ thị trường nhiều nhất có thể. Ví dụ: Các công ty lướt web)
  • Phân phối chọn lọc (Đối với các sản phẩm cao cấp. Mở cửa hàng giới hạn. Ví dụ: Zara)
  • Phân phối độc quyền (Đối với các sản phẩm độc quyền hơn. Rất ít cửa hàng. Ví dụ: Lamborghini)
  • Hệ thống nhượng quyền (Các công ty nhỏ phân phối thay mặt bạn. Ví dụ: Coca-Cola)

Bạn cần lưu tâm những vấn đề sau:

  • Kênh phân phối: khách hàng có thể tìm đến sản phẩm của bạn ở đâu?
  • Vị trí: nơi nào khách hàng của bạn thường xuyên lui tới để mua sắm?
  • Mức độ bao phủ: bạn có thể tiếp cận những kênh phân phối nào? Tiếp cận chúng ra sao? Hay bạn có cần bân sản phẩm trên các kênh kinh doanh trực tuyến?
  • Những điểm đặc biệt nào ở hệ thống phân phối của bạn mà các đổi thủ không có?
  • Vận chuyển và giao nhận: bạn có cần hệ thống phân phối mạnh?

 

      PROMOTION

Promotion (tạm dịch là quảng bá) là một yếu tố có thể giúp doanh nghiệp bạn thúc đẩy hoạt động brand positioning và sales. Promotion bao gồm những thành tố nhỏ cấu thành như:

  • Tổ chức bán hàng (sales organization).
  • Quan hệ công chúng (public relation): Quan hệ công chúng (hay còn gọi là PR) là hoạt động quảng bá, hình ảnh hay thương hiệu của doanh nghiệp và thường không được trả tiền. Nó bao gồm thông cáo báo chí, triễn lãm, thỏa thuận tài trợ, hội thảo, hội nghị và sự kiện,…
  • Quảng cáo (advertising): Quảng cáo thường bao phủ các khía cạnh truyền thông yêu cầu doanh nghiệp phải trả phí như quảng cáo trên truyền hình, radio, báo in và trên Internet. Ngày nay, quảng cáo đang dịch chuyển từ môi trường offline sang online (digital marketing).
  • Tiếp thị (sales promotion): Truyền thông lan tỏa / truyền miệng (word of mouth) là một dạng truyền thông tiếp thị mới. Đây là phương thức truyền thông phi truyền thống, tận dụng sự lan tỏa từ những đánh giá tích cực của khách hàng, sự truyền miệng của các cá nhân để thúc đẩy hoạt động bán hàng cho sản phẩm.

         Ngày nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội và các phương thức trực tuyến khác để thúc đẩy hoạt động truyền           thông và tiếp thị cho các sản phẩm họ cung cấp.

Để xây dựng một chiến lược truyền thông tốt, bạn cần trả lời những câu hỏi sau:

  • Làm cách nào để bạn có truyền tải thông điệp tới khách hàng mục tiêu?
  • Thời điểm nào thích hợp để marketing cho sản phẩm?
  • Liệu bạn có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua các kênh truyền thông đại chúng (như truyền hình, radio)?
  • Sử dụng mạng xã hội có tốt cho hoạt động truyền thông và tiếp thị?
  • Chiến lược truyền thông của đối thủ là gì?

Cạnh đó bạn còn cần phải tính toán những yếu tố như ngân sách, thông điệp truyền thông, đối tượng khách hàng mục tiêu để xác định chiến lược truyền thông thực sự phù hợp.

 

CASE STUDY: MÔ HÌNH 4P CỦA STARBUCK

      Product

Ban đầu và về cơ bản, Starbucks cung cấp sản phẩm chính là cà phê. Các loại cà phê của Starbucks được chia ra theo 4 tiêu chí (đặc tính) khác nhau, đảm bảo đáp ứng nhu cầu đa dạng của các tín đồ cà phê trên toàn thế  giới:

  • Dựa trên loại hạt cà phê: cà phê nguyên hạt, cà phê rang xay
  • Dựa trên độ rang: cà phê rang sơ (blonde), cà phê rang vừa (medium), cà phê rang kỹ (dark)
  • Dựa trên độ caffeine: cà phê thường (chứa caffeine), và cà phê decaf (đã được loại bỏ caffeine)
  • Dựa trên mùi vị: cà phê có vị và cà phê không có vị

Tuy nhiên, trong lộ trình phát triển thương hiệu của mình, Starbucks nhận thấy rằng họ còn có thể thu hút một lượng lớn khách hàng không yêu thích cà phê, nhưng mong muốn được trải nghiệm và gắn bó với không gian Starbucks. Từ đó, Starbucks bắt đầu đa dạng hóa chủng loại sản phẩm của mình, phát triển các dòng sản phẩm khác để “vợt” các nhóm khách hàng đó (ví dụ như dòng trà hoa quả – Teavana iced tea). Hoặc cách mà Starbuck cải biến một vài thiết kế của sản phẩm, làm cho mẫu mã của sản phẩm trở nên độc lạ, mang đậm đặc tính thương hiệu, ta dễ dàng nhận thấy ở các dòng sản phẩm theo mùa, sản phẩm phiên bản giới hạn, sản phẩm cho mùa lễ hội,… của Starbucks.

Hiện nay, cafe, trà, bánh ngọt, đồ uống Frappuccino, smoothies và hàng hóa (cốc, cà phê hòa tan, …) đều là những sản phẩm chính của Starbucks. Đây là kết quả của một quá trình cải tiến sản phẩm trong nhiều năm liền của nhãn hàng lớn này. Starbucks cũng có riêng một bộ phận chuyên về nghiên cứu để chắc chắn rằng Starbucks sẽ luôn thu hút, hấp dẫn được  khách hàng ghé thăm. Ta thấy rằng Starbucks đã và đang đa dạng hóa sản phẩm để tiếp cận đến khách hàng nhiều hơn.

 

      Price

Dễ dàng nhận thấy rằng, các sản phẩm đồ uống hay bánh ở Starbuck đều có giá cao hơn bình thường. Thế nhưng, tại sao vẫn rất nhiều người trung thành với thương hiệu cà phê “sang chảnh” này?

Không nhắm vào giá cả, Starbucks tập trung vào giá trị của sản phẩm: từ những hạt cà phê chất lượng cao đến quy trình chế biến nghiêm ngặt cùng với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, Starbucks truyền tải thông điệp rằng họ chỉ áp dụng mức giá tầm trung bình – cao để mang lại tải nghiệp vô cùng tuyệt vời cho khách hàng. Nhưng bên cạnh đó, thay vì tăng giá các sản phẩm cà phê nguyên hạt, họ tăng giá một số đồ uống hay kích cỡ đồ uống, đồng thời khôn khéo đưa ra mức giá hấp dẫn cho khách hàng để tối đa hóa lợi nhuận.

Đây chính là một chiến lược đánh vào xu hướng hành vi của nhóm người tiêu dùng với xu hướng ưa chuộng chất lượng và quan niệm sản phẩm đắt hơn sẽ có giá trị hơn. Vì thế, Starbucks có thể dễ dàng duy trì hình ảnh là một thương hiệu cao cấp với chất lượng sản phẩm số một của mình.

 

      Place

Với Starbucks, hãng đưa ra tầm nhìn khá rõ ràng, đó là xây dựng mối quan hệ trực tiếp và cá nhân hóa với khách hàng. Tầm nhìn này dẫn đến chuyện hãng phân phối sản phẩm của mình tại các quán cà phê, cửa hàng trực tuyến của Starbucks, qua ứng dụng Starbucks App, và qua các nhà bán lẻ. 

Thời gian đầu, Starbucks bán các sản phẩm của mình ở các quán Starbucks Coffee. Khi Internet ngày càng phát triển, Starbucks lập tức thêm vào hình thức cung cấp sản phẩm thông qua Starbucks Online và đặt hàng bằng Starbucks App. Điều này để chứng minh rằng “ông lớn” Starbucks có đã có khả năng thích nghi khá nhanh chóng với sự thay đổi của thời gian, công nghệ, và điều kiện thị trường.

Đối với các kênh phân phối và giao nhận, Starbucks nhập cà phê từ những vườn cà phê có chất lượng cao cấp nhất, và phân phối sản phẩm cà phê đó với tên thương hiệu của mình. Họ còn liên kết với các khách sạn, sân bay, cửa hàng cà phê cho dân công sở – điều này khiến Starbucks dễ dàng và nhanh chóng mở rộng mức độ bao phủ, tiếp cận với khách hàng.

Cho đến nay, sản phẩm của Starbucks đã có mặt tại hơn 40,000 cửa hàng tạp hóa, trong đó có tận 33,000 cửa hàng tại Hoa Kỳ. Con số khổng lồ này chứng minh rằng việc tối ưu hóa chữ P thứ ba – Place – đã giúp Starbucks thể hiện vị thế số một của mình trên thị trường quán cà phê và cung cấp đồ uống cao cấp.

 

      Promotion

Hãy cùng làm một phép so sánh đơn giản giữa Starbucks và McDonald’s. Vào năm 2007, khi McDonald’s đổ 727.7 triệu đô cho các hoạt động quảng cáo – truyền thông, thì Starbucks chỉ chi ra 16.6 triệu đô. Với số tiền còn lại, hãng dùng để tìm kiếm và mua các vị trí đắc địa cho các cửa hàng outlet của mình. Họ tổ chức các sự kiện lớn tại các địa điểm chuẩn bị khai trương, nhằm khuếch trương tên tuổi của mình. Song song với đó, Starbucks còn có nhiều hoạt động khuyến mại đặc sắc khác, chẳng hạn như in logo của hãng lên đồ dùng cá nhân như áo phông, cốc uống nước, hay bình giữ nhiệt. Họ còn cộng tác với các nhãn hàng và người nổi tiếng để tung ra các phiên bản giới hạn khác.

Một hình thức khôn khéo của Starbucks là Starbucks Gift Card. Với hình thức khuyến mại này, hãng sử dụng chính những khách hàng cũ để quảng cáo miễn phí cho mình. Còn có việc hãng sẵn sàng giao cà phê bất kể size nào tới các văn phòng công sở còn tạo nên sự tuyệt vời trong chiến lược khuyến mãi của Starbucks. Tuy không chính thức đưa ra slogan cho hình thức chăm sóc “tận miệng” này, nhưng người tiêu dùng cũng đủ hiểu sự tận tâm, chu đáo trong phong cách phục vụ của Starbucks.

Tuy nhiên, không phải lúc nào Starbucks cũng thắng đậm. Chiến dịch “Race Together” của Starbucks là một sai lầm kinh điển khi làm truyền thông mà không hiểu rõ về văn hóa địa phương. Ra mắt vào tháng 3 năm 2015, chiến dịch này đã làm bùng phát một cuộc tranh cãi nảy lửa về phân biệt sắc tộc. Thay vì thành công vang dội, chiến dịch này trở thành một trò lố bịch trên mạng xã hội, và phải thất bại thảm hại khi người tiêu dùng phản đối trước hành vi “nhúng mũi vào chính trị” của ông lớn này.

Nhằm nâng cao nhận diện thương hiệu và lòng trung thành với thương hiệu, các kênh Social Media cũng được Starbucks khai thác triệt để. Với trên 27 triệu lượt thích trên Facebook, và hơn 2 triệu follower trên Twitter, bạn dễ dàng nhận ra sự bành trướng với tốc độ ánh sáng của Starbucks trong cuộc đua với các đối thủ khác trên thị trường. Điều làm nên thành công về thương hiệu của Starbucks nằm ở sự nhanh chóng bắt nhịp xu hướng, và sáng tạo trong việc đưa ra các chiến dịch truyền thông.

Biên tập: Tuấn Thanh

Thiết kế: Hồng Quyên

Untitled-1

MÔ HÌNH 3C CÓ VAI TRÒ NHƯ THẾ NÀO TRONG HOẠT ĐỘNG MARKETING?

Cốt lõi chính yếu tạo ra những hoạt động Marketing chất lượng, đánh đúng vào tâm trí khách hàng là việc phân tích, nghiên cứu kỹ càng những yếu tố liên quan nhằm xác định đúng đắn insight của khách hàng để có thể đưa ra những chiến dịch thật sự hiệu quả. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra ở đây là những Marketers đã lựa chọn những mô hình nào để áp dụng cho việc tìm tòi này, liệu rằng mô hình 3C có còn quan trọng khi mà thực tế có rất nhiều tác động, và nhiều mô hình được đề cử? Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn ở bài viết ngay bên dưới nào!

MÔ HÌNH 3C LÀ GÌ? – CÁC YẾU TỐ TRONG MÔ HÌNH

Mô hình 3C là một trong những mô hình được phát triển bởi nhà hoạch định chiến lược kinh doanh và cả doanh nghiệp Kenichi Ohmae nhằm đưa ra các đánh giá sự thành công dựa trên góc nhìn của các yếu tố liên quan.

Mô hình này nói rằng thành công của các doanh nghiệp được hình thành từ các thành tố:

Customers (Khách hàng)

Kenichi Ohmae nhận định rằng khách hàng là yếu tố cơ bản quyết định rằng doanh nghiệp có thật sự hoạt động hiệu quả hay không? Bởi vậy dù công ty hoạt động ở bất cứ ngành hàng nào thì điều tiên quyết chính là phải mang lại giá trị cho khách hàng, khi mà đã đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu của họ thì việc lợi nhuận cũng như lợi ích của công ty sẽ ngày càng tăng cao từ đó thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư đến với công ty. Điều đó cũng có nghĩa là bản thân doanh nghiệp cần phải quan tâm xác đáng để công tác tối ưu hóa các phân khúc khách hàng phải thật sự đạt được kết quả mong muốn.

Việc xác định đúng phân khúc khách hàng mục tiêu sẽ làm cho doanh nghiệp tối ưu hóa được nguồn lực giảm thiểu những lãng phí không cần thiết. Xác định được đúng khách hàng mục tiêu thì sẽ tập trung được nguồn lực cho sáng tạo chiến lược hiệu quả thu hút, độc đáo đánh đúng tâm lý của khách hàng mang lại thành công cho doanh nghiệp cùng với đó sẽ thúc đẩy doanh số tăng nâng cao lợi nhuận. Từ đây, những Marketers sẽ xem xét đánh giá, phân tích để có được những Campaign với những chi tiết đặt để thật sự ấn tượng để có thể thống lĩnh được tâm trí của khách hàng.

Khi muốn tiến xa hơn trong bất kì một thị trường nào thì buộc doanh nghiệp phải tiến hành đào sâu, tìm hiểu khách hàng thật sự tốt. Nếu như bản thân thương hiệu muốn được công nhận trên một môi trường mà đã có sẵn kẻ thống lĩnh thì họ có nguy cơ rất cao trở thành “người đến sau” và thật sự tệ hơn khi không có được điều khác biệt để có thể tạo ra dấu ấn riêng của bản thân dẫn đến thất bại. Họ chỉ thật sự tồn tại khi có một hướng đi tốt nhất để định vị bản thân trên thị trường, giải quyết được bài toán “đến sau nhưng không có nghĩa là ở sau”. Một chiến lược tốt có thể là đi ngược lại với xu hướng chung của thị trường hoặc tìm được đúng những điều còn chưa được giải tỏa của khách hàng để tìm ra được giải pháp thỏa mãn chúng. Cả hai hướng này đều buộc doanh nghiệp phải có một nguồn lực tốt, những sáng tạo độc đáo và sẵn sàng chấp nhận những rủi ro xảy ra.

Competitors ( Đối thủ cạnh tranh)

Bất kì điều gì tồn tại và phát triển đều có những khó khăn và cản trở trên đường. Một công ty hoạt động như thế nào đều cần phải tìm hiểu và xác định xem đối thủ của mình

  • Họ là ai, có những điểm mạnh thế nào và những khuyết điểm của họ ở đâu ? 
  • Những mục tiêu khách hàng của họ ở đâu, định vị thương hiệu của họ là gì? 
  • Các công dụng tính năng, mức giá, kênh truyền thông quảng bá họ đang sử dụng? 
  • Cũng như trong vị trí của họ trong lòng khách hàng như thế nào? 

Khi và chỉ khi có thể phân tích đúng đắn được các câu hỏi đó thì công ty mới có khả năng tạo ra một hướng đi thật sự chất lượng để “đối đầu” với những yếu thế của đối thủ tránh được việc lấy “châu chấu đá xe”. Điều đó cũng có nghĩa là doanh nghiệp cũng hiểu được điểm khác biệt giữa mình và đối thủ đề ra được một kế sách định vị và phát triển hiệu quả trên thị trường để chiếm được lợi thế cạnh tranh tối ưu nhất.

Company (Công ty)

Nếu đã hiểu rõ được đối thủ của mình là ai nhưng không xác định được bản thân của mình ở đâu, có những lợi thế gì thì cũng khó lòng mà công ty đạt được thành công trên thị trường. Chắc chắn rằng khi đã phân tích được điểm mạnh là gì thì cần phải bắt tay vào phát huy liền nhưng phải mang lại hiệu quả nghĩa là phải kết nối được với 2 thành tố customers (khách hàng) và competitors ( đối thủ cạnh tranh). Chính xác hơn là những giá trị mà công ty có thể mang lại cho khách hàng, những điều gì mà thật tâm khách hàng còn mong muốn nhưng chưa được phát hiện, những giá trị mà công ty có thể lan tỏa với cộng đồng, những thế mạnh của công ty để trở thành quyết định hàng đầu của khách hàng khi suy nghĩ, chiếm được vị trí lợi thế trong cuộc đua khắc nghiệt định vị của thị trường.

TẠI SAO LẠI NÓI MÔ HÌNH 3C QUAN TRỌNG VỚI MARKETING?

Mô hình này quan trọng với vì nó đánh giá được thực tiễn khách quan các yếu tố cơ bản nhưng lại có vai trò vô cùng quyết định sự thành công của các campaign quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp. Từ những kết quả phân tích của mô hình thì các Marketing Client sẽ biết được những gì mà thương hiệu cần để có được công nhận trong “cuộc chiến thị trường” còn Agency Marketing thì sẽ biết rằng họ cần làm gì để giải được đề bài từ các Client của mình từ việc đào sâu được insight của khách hàng, từ đó tạo ra được những content Marketing chất lượng, những TVC quảng bá thú vị, KOLs và Influencers đúng đắn mang lại kết quả……Thêm nữa, mô hình còn cho thấy được sự liên kết của 3 yếu tố quan trọng nhất để đạt được thành công. 

Biên tập: Hồng Ngân

Thiết kế: Thùy Linh

Nguồn tham khảo: https://blog.tomorrowmarketers.org/phan-tich-kinh-doanh-theo-mo-hinh-3c-ban-da-biet-chua/

VSbanner

VICTORIA’S SECRET – CÒN ĐÂU ĐẾ CHẾ NỘI Y RỰC RỠ

Victoria’s Secret (VS) từng có một thời hoàng kim lẫm liệt, sở hữu hàng nghìn cửa hàng bán lẻ tại Mỹ cũng như các châu lục trên thế giới cùng doanh thu khủng và một show thời trang riêng. Victoria’s Secret Fashion Show, được mệnh danh là show thời trang được mong chờ nhất năm trong những thập niên đầu thế kỉ 21. Cứ tưởng vinh quang sẽ tiếp nối vinh quang nhưng vào khoảng cuối năm 2019, sau khi bị báo cáo thua lỗ và dính tai tiếng, phía ban tổ chức đã thông báo hủy show. Phải chăng đây là dấu chấm hết cho một thương hiệu hay chỉ là sự dừng lại và lấy đà sau một khoảng thời gian trượt dốc không phanh của hãng?

 

Con đường trở thành thống lĩnh nội y ở xứ cờ hoa

Trong một lần đi mua đồ lót với vợ, doanh nhân người Mỹ – Roy Raymond đã nảy ra một ý tưởng kinh doanh nội y nữ nhưng nhắm tới khách hàng là nam giới. Đáng tiếc là mô hình kinh doanh này không đem lại lợi nhuận và công ty đã báo lỗ đến mức gần phá sản. Sau đó, Les Wexner, ông chủ của chuỗi bán lẻ The Limited, đã mua lại 6 cửa hàng Victoria’s Secret và 1 bộ catalog với giá 1 triệu USD, rồi chuyển đối tượng khách hàng thành nữ giới.

Victoria’s Secret đưa sức mạnh và quyền lực trở thành ý niệm về sắc đẹp hoàn mỹ vào tâm trí những người phụ nữ. Các cô gái đẹp nhất chính là lúc mặc nội y, bởi đó là khoảnh khắc họ có thể cảm nhận cơ thể mình thu hút nhất, quyền lực nhất. Còn đối với đàn ông, họ chỉ cho phái mạnh rằng đồ lót chính là mảnh ghép đầu tiên trong diện mạo hoàn hảo của phái đẹp. Chiến lược này vừa thu hút được sự quan tâm của giới mộ điệu, vừa biến Victoria’s Secret trở thành thương hiệu có nhiều đại sứ hình ảnh nhất thế giới. 

Vào những năm 1990, Victoria’s Secret bắt đầu sản xuất nước hoa và đã có hơn 350 cửa hàng trên toàn quốc và doanh thu đạt 1 tỷ USD. Đến năm 1998, cổ phần của Victoria’s Secret’s trong thị trường nội y chiếm 14 phần trăm và con số này đã lên đến 100 vào những năm 2000.

 

Victoria’s Secret Fashion Show – Hình tượng kiêu hãnh của Victoria’s Secret

Năm 1995, Victoria’s Secret Fashion Show (VSFS) đầu tiên đã diễn ra tại khách sạn Plaza ở New York với kinh phí đầu tư là 120.000 USD. Đây là ý tưởng của Wexner sau một năm ấp ủ.

Buổi biểu diễn năm 1999 là show đầu tiên được công chiếu trực tiếp trên Internet, khi đó số lượt xem đạt mức 1,5 triệu. Nắm thời cơ đó, hãng đã tung ra hai sản phẩm nổi tiếng và thành công nhất của mình, bao gồm Miracle Bra và Body by Victoria. Trong suốt thập niên 1990 và 2000, các quảng cáo của Victoria’s Secret đều xuất hiện những “thiên thần” xinh đẹp và quyến rũ. Bên cạnh đó, ông Razek đã thuê những nhiếp ảnh gia và đạo diễn truyền hình tốt nhất thế giới để sáng tạo các quảng cáo cho hãng.

Đầu năm 2000 tăng trưởng của Victoria’s Secret bắt đầu chậm lại, Chủ tịch hội đồng quản trị mới của hãng, bà Sharen Jester Turney sau khi xem quyển catalogue Victoria’s Secret, bà quyết định chuyển những hình ảnh trong catalogue mang màu sắc thẩm mĩ và thời trang hơn thay vì như một cuốn Playboy.  Grace Nichols, giám đốc điều hành, cũng tiến hành một cuộc cải cách tương tự tại các cửa hàng Victoria’s Secret. Cùng năm đó VSFS được mang đến sàn Cannes tại Pháp, với mục đích nhân đạo là chung tay quyên góp cho tổ chức từ thiện hỗ trợ người mắc AIDS. Điều này làm cho hình ảnh Victoria’s Secret trong công chúng trở nên thân thiện và đẹp đẽ. Dưới sự điều hành của Turney đến cuối năm 2015 giá trị của hãng đã lên đến hơn 24 tỉ USD. 

Victoria’s Secret không chọn người mẫu đã nổi tiếng sẵn, nhưng các thiên thần của show phải hội tụ các yếu tố: sexy, đời thường và cầu tiến. Việc chọn những người mẫu đang phấn đấu trong sự nghiệp mặc những bộ cánh xinh đẹp sẽ khiến khách hàng cảm thấy gần gũi. Vì chính họ cũng là những người đang nỗ lực trong cuộc sống. Đây là một chiến lược hiệu quả, vì khách hàng có xu hướng yêu thích những câu chuyện đằng sau mỗi sản phẩm mà họ mua. Ngoài ra, thương hiệu này cũng mời những nhân vật nổi tiếng đến tham dự để quảng bá tên tuổi cũng như nâng tầm đẳng cấp cho hãng. Các ngôi sao, ca sĩ mới nổi và có hình tượng trẻ trung phù hợp với thương hiệu đều được mời tham gia nhằm thu hút những phân khúc khách hàng mới.

Ngoài ra, với mức giá 17.500 USD cho một người, bất kỳ khách hàng nào bỏ tiền ra để mua vé tham dự VSFS đều trở thành khách quý và được hưởng những ưu đãi như tham quan hậu trường, chụp ảnh với các thiên thần. Đây là điều không bao giờ được cho phép tại các Fashion show truyền thống. Chính nhờ việc định vị thương hiệu khác biệt, hãng nội y này mới có thể vượt qua những đối thủ khác cùng lĩnh vực để trở thành người dẫn đầu thị trường trong nhiều năm.

Tất cả những điều trên khiến Victoria’s Secret Fashion Show trở thành show thời trang sánh ngang với các bậc tiền bối trước đó và là show thời trang được mong chờ nhất trong năm.

 

Những khó khăn trên đường băng bắt đầu xuất hiện

Từ năm 2015 doanh thu của hãng bắt đầu có dấu hiệu chững lại. Một năm sau hãng đã khai tử catalogue với lí do nó không đem lại doanh thu mong muốn cho nhà sản xuất. Thế nhưng doanh thu hãng đi xuống là có lý do. Mọi chuyện xuất phát từ việc hai người mẫu ngoại cỡ Tess Holliday và Ashley Graham đã bày tỏ về việc trở thành người mẫu của Victoria’s Secret, tuy nhiên hãng đã im lặng, mặc cho nhiều người mẫu cũng như chuyên gia khuyên về việc khai thác phân khúc những khách hàng ngoại cỡ.

Kết quả là miếng mồi nãy đã rơi vào tay Adore Me – một hãng đồ lót mới nổi hướng tới những phân khúc khách hàng đặc biệt đó là những phụ nữ size trên 40 và những người phụ nữ hậu sinh sản. Adore Me đã tung ra chiến dịch “Tôi yêu cơ thể mình” đây là một cú húc cực mạnh vào Victoria’s Secret. Chiến dịch mang về hơn 17 triệu USD cho hãng và con số ngày đã tăng lên theo cấp số nhân mỗi năm. Dự kiến phân khúc khách hàng này sẽ đem về cho hãng 17,5 tỷ USD. Có thể nói đây số vàng mà chính Victoria’s Secret đã thẳng thừng từ chối trước đó. 

Trước đó vào 11/2014, chiến dịch quảng cáo “Perfect Body” (Cơ thể hoàn hảo) tháng với bức ảnh 10 “chân dài” mặc nội y khoe vóc dáng “như tạc tượng” của Victoria’s Secret đã gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng. Đa số cho rằng, khái niệm “cơ thể hoàn hảo” đó đã xúc phạm đa số phụ nữ, khiến họ tự ti vào hình thể. Mặc dù đã nhiều lời cảnh báo được đưa ra về cái nhìn “lỗi thời” khiến các chiến dịch của Victoria’s Secret ngày càng mất thiện cảm cũng như giảm sự đa dạng của thương hiệu nhưng đáp lại công chúng lại là sự im lặng đến từ ban lãnh đạo.

Năm 2018 là một năm đầy sóng gió của hãng khi thị phần ở Mỹ chỉ còn 24% và doanh số bắt đầu giảm mạnh đến nỗi công ty phải đóng cửa một số cửa hàng và chi tiền để các cửa hàng bán lẻ liên tục khuyến mãi nhằm hút khách nhưng kết quả cũng không khả quan. Khi được khuyên về việc mở cửa cho các người mẫu thế hệ mới, ông Ed Razek đáp trả truyền thông bằng giọng điệu hạ thấp giá trị người mẫu thừa cân và chuyển giới và cho rằng nhãn hàng của mình có vị trí riêng và khó thể thay đổi. Điều này đã gây ra một làn sóng phẫn nộ trong lòng công chúng và cả giới thời trang, đây được xem là một quan điểm sai lệch về cái đẹp. Hậu quả là VSFS 2018 đã bị chê thậm tệ và rating bị tuột đến mức kỷ lục, dù được quảng cáo là show diễn hoành tráng nhất từ trước đến nay. Chưa hết, báo New York Time sau đó đã vạch trần bộ mặt của ban điều hành công ty vì những hành vi thiếu chừng mực với người mẫu và một thành viên ban điều hành bị buộc tội đứng đằng sau điều khiển đường dây buôn bán mại dâm với vỏ bọc kinh doanh tại Victoria’s Secret.

Khoảng giữa năm 2019 VSFS đã chính thức bị hủy. Đây có lẽ là một tin buồn với những người từng hâm mộ vì lý do không còn phù hợp phát trên sóng truyền hình và công ty muốn tập trung phát triển nội dung thú vị, sôi nổi và phát triển một loại sự kiện mới để phục vụ các khách hàng… Mới đây Victoria’s Secret đã đóng cửa 250 cửa hàng ở Bắc Mỹ trước đó họ đã đóng cửa vô thời hạn hàng trăm cửa hàng trên khắp thế giới với lí do ế ẩm. Hiện tại giá trị của công ty ước tính chưa đến 6 tỷ USD và  L Brands cũng đang xem xét để tìm ra hướng đi mới cho Victoria’s Secret bằng việc rao bán toàn bộ hoặc một phần hãng nội y này.

 

Kết luận

Từng ở vị thế chiếm lĩnh độc quyền thị trường đồ lót ở Mỹ, Victoria’s Secret không còn được ưa chuộng vì “kén” khách hàng. Đối tượng khách hàng mà hãng hướng đến đều có mẫu số chung là thân hình cân đối, quyến rũ và “chuẩn đến từng centimet”. Tuy nhiên ở thời đại bình đẳng, chống kỳ thị và nữ quyền “lên ngôi”, việc Victoria’s Secret giữ khư khư quản điểm lỗi thời về cái đẹp là sai sách. Liệu sắp tới Victoria’s Secret có trở mình nắm lấy hào quang hay tiếp tục chôn mình dưới sự thất bại và tai tiếng?

Biên tập: Khánh Nguyên

Thiết kế: Minh Lộc

baaaaa

CHI PU & CUNG ĐÀN VỠ ĐÔI – CỘT MỐC ĐÁNH DẤU CHO HÀNH TRÌNH ĐỊNH VỊ ĐÚNG ĐẮN

Sau một thời gian vắng bóng, Chi Pu đã trở lại hoành tráng với MV Cung đàn vỡ đôi được đầu tư rất kỹ lưỡng. Trong thời điểm rất nhiều nghệ sĩ cho tung ra MV thì vượt lên tất cả Chi Pu cùng ekip đã đưa sản phẩm âm nhạc của mình lên Top 1 Trending Youtube chỉ sau 1 ngày phát hành – một cột mốc chói lọi cho việc định vị chiến lược đúng đắn của của nữ ca sĩ. Hãy cùng Margroup tìm hiểu về chiến lược Marketing đã tạo nên thành công cho MV này nhé!

 

Hành trình từ “Từ Hôm Nay (Feel Like Ooh)” đến “Cung Đàn Vỡ Đôi” – chiến lược đúng đắn và cú lội ngược dòng ngoạn mục 

Tháng 10/2017, Chi Pu đã chạm ngõ con đường ca hát với sản phẩm đầu tiên của mình – Từ Hôm Nay đã tạo nên một một cơn địa dư luận trái chiều từ khắp các mạng xã hội, diễn đàn cho đến các nghệ sĩ đi trước. Kèm theo đó chính là các màn hát trực tiếp, các phát ngôn,.v.v. đã khiến hình ảnh của nữ ca sĩ ít nhiều bị ảnh hưởng tiêu cực.

Tuy nhiên, thay vì đáp trả lại một cách trực tiếp, nữ ca sĩ và ekip của mình đã âm thầm tập trung đầu tư vào các sản phẩm ngày càng kỹ lưỡng và chỉn chu hơn qua mỗi lần quay trở lại. Từ “Đóa hoa hồng” đầy sự thu hút, “Mời anh vào tim em” hết sức bắt mắt, hình ảnh của nữ ca sĩ đã dần được gầy dựng, khán giả đã dần nhận ra sự chăm chút và “có tâm” của nữ ca sĩ trong từng sản phẩm được ra mắt. Cho đến “Anh ơi ở lại” – sản phẩm hết sức thành công bởi chất nhạc phù hợp với mình cho đến việc thực hiện MV lấy bối cảnh và trang phục thời Lê Trung Hưng đi đầu trong trào lưu phục khởi phong trào cổ phong của Việt Nam, hình ảnh Chi Pu của năm 2017 đã dần như tan biến trong lòng dư luận. Và sự thành công của sản phẩm mới nhất của mình – “Cung Đàn Vỡ Đôi” cũng đã khẳng định một lần nữa sự đúng đắn trong chiến lược định vị của nữ ca sĩ và ekip của mình. 

Phải nói rằng, Chi Pu đã thực hiện bước đầu rất thành công đó chính là sự đúng đắn trong việc định vị bản thân. Bên cạnh định vị bản thân, cô luôn tập trung phát huy điểm mạnh cũng như khắc phục điểm yếu của mình. Đây chính là bàn đạp giúp Chi Pu ngày càng thành công và tạo thiện cảm với khán giả.

 

Chi Pu’s Greatest Show sinh ra để tri ân khán giả – Cú đánh đầu tiên thu hút sự chú ý cho MV sắp ra mắt

Vào tối ngày 15-5, Chi Pu đã hé lộ teaser của dự án Chi Pu’s Greatest Show gây nhiều tò mò và thích thú cho khán giả. Đây không phải là một ca khúc mới mà là một dự án đặc biệt mà Chi Pu muốn gửi đến khán giả đặc biệt là những người luôn theo dõi và ủng hộ cô. Chương trình bao gồm việc khai thác những khía cạnh mới về Chi Pu đồng thời là những câu hỏi mà mọi người luôn hoài nghi về nữ ca sĩ xinh đẹp này.

Bên cạnh đó, dự án sẽ có thêm phần âm nhạc cho mỗi số, được chỉn chu, trau chuốt về mặt âm thanh và từ ngữ, đầu tư sân khấu hoành tráng, hứa hẹn đây sẽ là Minishow “khủng” nhất từ trước tới nay.

Có thể thấy, Chi Pu đang trải ra con đường riêng cho sự nghiệp của mình, đánh dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp ca hát hát của bản thân để khán giả ngày càng có cái nhìn tốt về sự lựa chọn của cô.

 

“Cung đàn vỡ đôi”- Khác biệt tạo nên sự vỡ òa về cảm xúc

Dường như các nghệ sĩ Việt Nam đang lựa chọn xu hướng cổ phong cổ phục để tạo nên làn gió mới cho nền âm nhạc nước nhà. Nếu như gần đây, chúng ta chủ yếu bắt gặp chất liệu văn hóa mang phong thái Bắc – Trung Bộ từ thời Lê Trung Hưng đến Nguyễn trong các sản phẩm âm nhạc của Hòa Minzy, Đức Phúc, hay sản phẩm phim ảnh như Phượng Khấu, Cố Du..v.v. 

Tuy nhiên, Chi Pu đã tạo nên một nét riêng biệt trong MV Cung đàn vỡ đôi bằng việc đưa  người xem về bối cảnh miền Nam vào những năm Pháp thuộc cùng giai điệu cải lương truyền thống, kể nên câu chuyện “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” qua nhân vật Ba Trà. Bằng thủ pháp “truyện trong truyện”, tuy có phần mạo hiểm, nhưng Chi Pu đã tạo nên một MV khiến người xem phải trầm trồ bởi tạo hình nhân vật và cốt truyện của nó. Đi theo xu hướng chung nhưng luôn tạo sự khác biệt là một chiến lược giúp Chi Pu tạo được sự nổi bật giữa một rừng các MV cổ phong cổ tục khác.

 

Lựa chọn KOLs một cách “hợp tình hợp lý”

Khán giả cũng không ngừng thắc mắc tại sao Chi Pu lại chọn Ngọc Trinh để hợp tác trong sản phẩm lần này, và lí do nào khiến sự kết hợp này lại tạo được hiệu ứng tốt đến thế? Đầu tiên phải xuất phát việc MV sử dụng làn điệu cải lương đặc trưng của Nam Bộ, do đó hình tượng nhân vật trong MV phải thể hiện được sự chân chất nhưng đặc sắc của làn điệu cải lương. Từ lí do trên, Ngọc Trinh đã được “chọn mặt gửi vàng” để thể hiện nét dịu dàng thục nữ thông qua của nhân vật Thu Hà. 

Khác với hình ảnh thường ngày, Ngọc Trinh trong MV Cung đàn vỡ đôi dường như biến thành một con người khác khi khoác lên mình bộ quần áo bà ba đặc trưng của người phụ nữ Nam Bộ. Không còn là hình ảnh gợi cảm thường ngày, vẻ đẹp chân chất đúng chuẩn con gái miền Tây của của Ngọc Trinh đã tạo nhiều dấu ấn trong lòng khán giả.

 

Kết luận

Trên tất cả chúng ta có thể thấy được chiến lược hết sức thông minh của Chi Pu khi thực hiện MV Cung đàn vỡ đôi. Dù “sinh sau đẻ muộn” trong xu hướng MV cổ phong cổ phục nhưng Chi Pu cũng như ekip của mình luôn cố gắng tạo sự khác biệt khiến khán giả nhớ đến. Qua đó để thấy được thái độ nghiêm túc của Chi Pu trong cách làm nghề của mình, luôn tận tụy, trau chuốt, cháy hết mình vì đam mê và cống hiến cho nền âm nhạc Việt Nam.

Biên tập: Thanh Tình

Thiết kế: Minh Lộc

bn web

NHỮNG SỰ THẬT VỀ MARKETING VÀ BRANDING KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT

Trong lĩnh vực Marketing, để hiểu rõ hết những thuật ngữ chuyên ngành là điều không hề dễ dàng và quan trọng hơn bạn đã hiểu đúng về nó để vận dụng cho hiệu quả hay chưa. Cũng không tránh khỏi có những trường hợp nhầm lẫn “dở khóc dở cười” giữa những thuật ngữ. Điển hình là Marketing và Branding, đừng nhầm tưởng chúng là một nhé. Hãy tiếp tục lướt xuống để xem Margroup đã lý giải như thế nào.

verweb

MOBILE MARKETING VÀ NHỮNG XU HƯỚNG DẪN ĐẦU THỜI ĐẠI

Trong thời buổi công nghệ ngày càng phát triển kéo theo những cải tiến mới về mặt tiện ích của chiếc điện thoại di động. Đi đôi với sự tân tiến đó, hành vi của người tiêu dùng và doanh nghiệp cũng đã và đang dần thay đổi. Vậy nên nhiều Marketers hoang mang không biết trong những năm tới đây nó sẽ tạo ra những xu hướng gì mới trong nền công nghiệp Marketing. Để trả lời cho thắc mắc trên, MDG Advertising đã thực hiện một cuộc nghiên cứu và đưa ra 7 xu hướng đáng chú ý về Mobile Marketing.