Để những dòng chữ có thể thu hút, lôi kéo khách hàng làm theo điều mình mong muốn thì “Call To Action” – CTA – càng trở nên không kém phần quan trọng. “Lời kêu gọi” được nhấn mạnh ngay vào mắt người đọc blog, fanpage hay social media khiến họ ấn tượng, ngoài ra “CTA” còn có vai trò không nhỏ khi trở thành thước đo cho sự thành công của một website…
Call to Action là gì?
Khi tìm kiếm “Call To Action” trên Google, bạn sẽ tìm ra được hàng loạt các định nghĩa diễn giải ý nghĩa CTA mỗi cách khác nhau. Và bạn có thể hiểu đơn giản rằng CTA là một dòng chữ hay lời nói mang ý nghĩa kêu gọi, chào mời mọi người tương tác và làm theo điều mà bạn mong muốn.
Call To Action (CTA) thường được viết và sử dụng trong các trường hợp gọi mời khách hàng mục tiêu thực hiện những hành động như: Nhấp vào số điện thoại gọi điện tổng đài để được tư vấn, nhấn vào link để đăng kí mua hàng, chuyển đến website hoặc một trang web khác….
CTA hiện nay thường xuất hiện dưới các bài viết Fanpage, Website hay chạy quảng cáo trên các Website khác, đặc biệt là website xem phim và tư vấn, cũng có thể trên News feed, Story của các trang mạng xã hội. Ngoài ra, CTA thường được thể hiện dưới hình thức nội dung chèn chữ có kèm link, nút kêu gọi hành động hoặc bằng hình ảnh/banner.
Đôi khi hiệu quả do CTA mang lại không cao thì bạn đừng vội lầm tưởng mà đổ lỗi cho CTA chưa hấp dẫn, có thể người đọc tin của bạn không phải là khách hàng mục tiêu. Do đó, để tạo nên CTA có hiệu ứng tốt bạn phải phát họa lên được chân dung khách hàng và nhu cầu “Insight” của họ.
Call To Action liệu thật sự cần thiết cho một bài viết?
Để tìm hiểu CTA liệu có thật sự cần thiết, chúng ta sẽ xét trên vai trò của chúng đối với một Website:
1. Thước đo hiệu quả cho một Website:
Giả sử bạn mở một công ty thời trang và lập nên một Website riêng để khách hàng có thể ghé thăm và tham khảo các mẫu sản phẩm.
Hàng ngày, những con số thống kê lên số lần khách hàng truy cập vào website của bạn và thời gian họ lưu lại nhiều hay ít không thể hoàn toàn khẳng định được hiệu quả mang lại cho doanh thu. Bởi họ có thể chỉ đang lưỡng lự, phân vân liệu có nên mua sản phẩm của cửa hàng bạn hay một cửa hàng khác. Để chắc chắn đo lường chính xác độ tương tác, hiệu quả nội dung, hình thức của website thì CTA xuất hiện và làm được điều đó.
2. Chuyển hướng sang một trang khác:
Khi khách hàng thoả mãn nội dung tìm kiếm cũng như sản phẩm, hình thức mà website đang trình bày. Để kéo thời gian lưu lại web của khách hàng được lâu hơn, CTA sẽ giúp họ chuyển hướng sang một trang khác. Ngoài ra, đối với SEO thì hoạt động này còn giúp từ khoá của cửa hàng được thăng hạng.
3. Cơ hội lớn để hạ gục khách hàng:
Đối với một khách hàng bận rộn hoặc một khách hàng vội vàng. Dường như cách đọc của họ không theo logic với những gì chúng ta từng nghĩ khi lên content. Họ không bao giờ đọc hết nội dung bài viết tường tận từ trên xuống, rất có thể họ sẽ lướt, bỏ qua hết những chữ viết bình thường để tìm ra điểm nổi bật, dễ dàng đập vào mắt họ. Nếu CTA của bạn đặc biệt và nổi trội ắt hẳn sẽ lọt vào đôi mắt xanh của khách hàng và hiệu quả thành công sẽ rất cao.
Bí quyết để tạo nên một CTA ấn tượng
Hãy tưởng tượng CTA như một mũi tên, để mũi tên đó có thể tiêu diệt được giặc thì ắt hẳn đầu cung tên ấy phải bén, nhọn vô cùng. Cũng giống như khi xây dựng CTA để thu hút khách hàng, một CTA sắc bén sẽ đánh gục bất cứ vị khách nào.
Bản chất của lời kêu gọi CTA nằm ở lời kêu gọi được đưa ra. Cho nên nội dung CTA tiên quyết phải mang tính chất hành động, thúc giục, chào gọi mọi người nhấn vào CTA Button. Những điều này phụ thuộc vào khả năng sử dụng lưu loát ngôn từ của bạn.
Để hỗ trợ cho mũi tên có thể bay xa thì một cung tên bền bỉ và dẻo dai đóng vai trò không kém phần quan trọng. Cũng như để khách hàng bấm vào CTA Button, họ còn bị cản trở bởi nội dung CTA, nội dung này phải tương thích với nhu cầu của họ. Và hơn hết là cách dẫn dắt khéo léo của bạn từ nội dung cho đến Button.
Cách đặt CTA trong một bài viết được khuyến khích đặt ở đầu bài, ⅓ bài hoặc cuối bài. Cách đặt này tuỳ thuộc vào từng trường hợp tương ứng mà bạn xem xét để sử dụng phù hợp.
Tóm lại, để những dòng chữ có thể thu hút, lôi kéo khách hàng làm theo điều mình mong muốn thì “Call To Action”- CTA – trở nên không kém phần quan trọng. “Lời kêu gọi” được nhấn mạnh ngay vào mắt người đọc web, blog, fanpage hay social media khiến họ ấn tượng, ngoài ra chúng còn có vai trò không nhỏ khi trở thành thước đo cho sự thành công của một website…
Biên tập: Võ Trung Hậu
Thiết kế: Khánh Vi