TRẢI NGHIỆM QUẢNG CÁO HẤP DẪN HƠN
Vì sao bạn chọn đi xem phim ở rạp chiếu hay vì xem ở nhà? Đáp án cho câu hỏi trên cũng sẽ là những lợi ích của quảng cáo tại rạp chiếu phim.
“Xem ở rạp có màn hình, âm thanh, chỗ ngồi,…”đã” hơn”.
Các tiêu chuẩn này đã được nghiên cứu kỹ càng để thoả mãn mọi giác quan giúp việc xem phim hấp dẫn và thoải mái nhất. Tận dụng được yếu tố này, các quảng cáo tại rạp chiếu phim vô hình trung sẽ ấn tượng, cuốn hút hơn nhiều lần so với khi xem trên TV, billboard hay những kênh quảng cáo khác.
“Xem phim ở rạp với nhiều người mới vui”.
Tâm lý đám đông khi cùng xem với nhiều người sẽ khiến cảm xúc của mọi người được nhân lên, dù họ không tương tác trực tiếp với nhau. Tận dụng điều này, sự hấp dẫn của quảng cáo tại rạp chiếu phim càng được nhân hệ số tỉ lệ thuận với số lượng người xem trong rạp.
TẬN DỤNG TÂM TRẠNG “DỄ DÃI”
Tâm trạng của khách hàng khi tiếp xúc với quảng cáo là yếu tố thương hiệu không thể kiểm soát nhưng lại rất quan trọng. Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng né tránh quảng cáo. Họ thiết lập một “bức tường phòng ngự” đề phòng ngay khi quảng cáo tiếp cận. Nhưng khi tâm trạng hứng khởi, háo hức như lúc chờ phim được chiếu, họ sẽ không dựng nên bức tường phòng ngự ấy. Những thời điểm vàng này họ sẽ dễ tiếp nhận thông điệp và dễ bị thuyết phục hơn. Có phải bạn vẫn say mê xem quảng cáo trước giờ chiếu phim mà không hề thấy khó chịu?
NHẮM ĐẾN ĐỐI TƯỢNG CỤ THỂ HƠN
Quảng cáo qua rạp chiếu phim sẽ nhắm đến nhóm đối tượng cụ thể hơn từ nhân khẩu học, địa lý đến quan điểm. Khách hàng của một rạp chiếu phim sẽ thuộc nhóm dân cư trong bán kính khoảng 10km đối với rạp chiếu đó. Độ tuổi của họ từ 16-44, và đặc biệt là nhóm 20-29 tuổi có mức độ thường xuyên đến rạp chiếu phim nhất (theo nghiên cứu của Vinaresearch). Sở thích điện ảnh cũng nói lên tính cách, quan điểm sống, tâm lý của một người. Nên dựa trên thể loại phim, giờ xem,… các thương hiệu có thể nhắm đến đúng đối tượng mục tiêu phù hợp của mình.